Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Không còn ngân sách, Đức tạm dừng viện trợ quân sự cho Ukraine

(VTC News) -

Cuộc khủng hoảng tài chính khiến Đức không còn đủ ngân sách để có thể tiếp tục viện trợ cho Ukraine nhưng Berlin vẫn cam kết chuyển giao số vũ khí đứa hứa.

Theo Viện kinh tế thế giới Kiel, Đức là nước thành viên NATO cung cấp hỗ trợ quân sự lớn thứ hai cho Ukraine chỉ sau Mỹ. Hiện tại Berlin đã cam kết chuyển giao số vũ khí trị giá hơn 10,2 tỷ euro cho Kiev kể từ đầu cuộc chiến.

Tuy nhiên mục tiêu tăng viện trợ cho Ukraine của Berlin có thể bị gián đoạn khi chính phủ Đức rơi vào tình cảnh "hết tiền". Trước bối cảnh hiện tại chính phủ Đức chỉ còn cách tạm thời đóng băng gói viện trợ cho Ukraine.

Thiếu phụ tùng từ Đức dàn pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 của Ukraine không thể tham chiến ở Kursk. (Ảnh: Sputnik)

Viện trợ bị gián đoạn không chỉ khiến Ukraine thiếu ngân sách mà còn làm nguồn cung vũ khí, thiết bị, đạn dược cho Đức sản xuất trở nên khan hiếm.

Theo báo cáo Bộ Quốc phòng Đức được truyền thông địa phương đăng tải cho biết, yêu cầu của Ukraine về phụ tùng thay thế cho pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 do Đức cung cấp đã không được đáp ứng, lực lượng Kiev đã không thể sử dụng các hệ thống pháo binh này trong cuộc tấn công vào Kursk.

“Nguồn cung từ kho dự trữ của quân đội Đức không thể được đảm bảo như kế hoạch đã cam kết với Ukraine”, báo cáo của Bộ Quốc phòng Đức cho biết, đồng thời cảnh báo rằng viện trợ cho Ukraine đang “gặp rủi ro”.

Đầu tuần trước, Bộ trưởng Tài chính Đức Christian Lindner được cho là đã gửi một lá thư tới Bộ Ngoại giao và Bộ Quốc phòng nước này nhằm yêu cầu cắt giảm viện trợ quân sự cho Ukraine khi cả chính phủ đang phải thắt lưng buộc bụng, đồng thời cam kết sẽ gửi những gì đã cam kết đến sau.

Cuộc khủng hoảng ngân sách của Đức phần lớn là cuộc khủng hoảng do chính Berlin gây ra, khi cường quốc kinh tế châu Âu này đang phải đối mặt với suy thoái trong suốt hai năm rưỡi do mất đi nguồn cung năng lượng giá rẻ từ Nga. Chi phí và thuế tăng cao khiến nhiều nhà sản xuất đã quyết định đầu tư ra bên ngoài.

Sự hỗ trợ của Đức cho cuộc xung đột Ukraine có thể nói là đạt tới đỉnh điểm, xe tăng Leopard và xe chiến đấu bộ binh Marder cho đến hệ thống tên lửa tầm xa IRIS-T và Patriot, súng phòng không Gepard, MLRS MARS, tên lửa Stinger, máy bay không người lái đều từng bị quân đội Nga đánh bại.

Trà Khánh

Tin mới