Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Khi nào sửa chữa căn hộ chung cư không phải xin phép?

(VTC News) -

Những trường hợp nào sửa chữa nhà chung cư không cần xin phép là vấn đề nhiều gia chủ quan tâm.

Các dự án chung cư được thiết kế theo tiêu chuẩn chung nên gia chủ thường muốn sửa chữa, thiết kế lại phù hợp với sở thích. Tuy nhiên, việc sửa chữa căn hộ chung cư có thể làm thay đổi kết cấu hoặc ảnh hưởng đến nhiều căn hộ xung quanh. Vì vậy, khác với nhà mặt đất, không phải mọi trường hợp gia chủ đều có quyền sửa chữa theo ý mình.

Những trường hợp sửa chung cư không phải xin phép 

Điểm g khoản 1 Điều 41 Thông tư 05/2024/TT-BXD có quy định một số trường hợp có thể sửa chung cư không cần xin phép. Cụ thể, trường hợp căn hộ hoặc phần diện tích khác thuộc sở hữu riêng hư hỏng, gia chủ được quyền sửa chữa hoặc thay thế nhưng không được làm ảnh hưởng đến phần sở hữu chung hoặc chủ sở hữu khác.

Sửa nhà chung cư phải xin phép. (Ảnh: Nailit)

Ngoài ra, chủ sở hữu căn hộ có trách nhiệm khôi phục nguyên trạng đồng thời bồi thường thiệt hại nếu làm hư hỏng phần sở hữu chung hoặc thiết bị của chủ sở hữu khác.

Thủ tục xin giấy phép sửa căn hộ chung cư 

Căn cứ điều 96 luật Xây dựng năm 2014 (được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng 2020) và Điều 47 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, hồ sơ xin giấy phép sửa chữa căn hộ chung cư gồm: 

Đơn đề nghị cấp giấy phép sửa chữa nhà chung cư theo Mẫu số 01 Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 15 năm 2021.

Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sở hữu, sử dụng nhà chung cư theo quy định pháp luật.

Bản vẽ hiện trạng các bộ phận của căn hộ chung cư dự kiến cải tạo, sửa chữa đã được phê duyệt có tỷ lệ tương đương tỷ lệ các bản vẽ của hồ sơ đề nghị cấp phép sửa chữa và ảnh chụp hiện trạng chung cư cũng như các công trình lân cận trước khi cải tạo.

Hồ sơ thiết kế cải tạo, sửa chữa tương ứng với căn hộ chung cư. 

Để xin giấy phép sửa chữa căn hộ chung cư, gia chủ cần chuẩn bị hồ sơ và nộp 2 bộ đến cơ quan có thầm quyền cấp giấy phép xây dựng. 

Cơ quan có thẩm quyền sẽ tiếp nhận hồ sơ và kiểm tra. Sau 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tổ chức thẩm định hồ sơ và kiểm tra thực địa.Sau đó, cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ để cấp giấy phép xây dựng.

Bằng Lăng (tổng hợp)

Tin mới