Theo quy định tại Điều 26 Thông tư 35/2014/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú thì cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra trực tiếp hoặc phối hợp kiểm tra việc chấp hành pháp luật về cư trú đối với công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức thuộc địa bàn quản lý. Khi kiểm tra được quyền huy động lực lượng quần chúng làm công tác bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, bảo vệ cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức cùng tham gia.
Hình thức kiểm tra cư trú được tiến hành định kỳ, đột xuất, hoặc do yêu cầu phòng, chống tội phạm, giữ gìn an ninh, trật tự.
Theo quy định trên, công an xã, công an nhân dân được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra cư trú bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm (trong địa bàn quản lý). Lực lượng này có thể tự kiểm tra hoặc huy động lực lượng quần chúng cùng tham gia (nhưng không bắt buộc).
Ảnh minh hoạ. (Nguồn: Internet)
Tuy nhiên, việc kiểm tra cư trú của công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến. Hiện nay, đối tượng bị kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
Như vậy, theo quy định trên, công an xã, công an nhân dân được giao quản lý cư trú tại địa bàn có quyền kiểm tra cư trú bất cứ lúc nào, kể cả ban đêm (trong địa bàn quản lý). Lực lượng này có thể tự kiểm tra hoặc huy động lực lượng quần chúng cùng tham gia (nhưng không bắt buộc).
Tuy nhiên, việc kiểm tra cư trú của công an cấp trên tại địa bàn dân cư phải có cán bộ, chiến sĩ công an nhân dân, công an xã được giao quản lý cư trú tại địa bàn chứng kiến.
Hiện nay, người bị kiểm tra cư trú là công dân, hộ gia đình, cơ sở cho thuê lưu trú, cơ quan đăng ký, quản lý cư trú các cấp; cơ quan, tổ chức có liên quan đến quản lý cư trú.
Nội dung kiểm tra cư trú bao gồm kiểm tra việc triển khai và tổ chức thực hiện các nội dung đăng ký, quản lý cư trú; quyền và trách nhiệm của công dân, hộ gia đình, cơ quan, tổ chức; các nội dung khác theo pháp luật cư trú.
Nếu như công an được trao quyền kiểm tra cư trú giữa đêm thì đồng nghĩa với việc người dân phải chấp hành việc kiểm tra này.
Việc người dân từ chối mở cửa khi bị kiểm tra cư trú là sai và có thể bị xử phạt. Nếu cảm thấy nghi ngờ mạo danh Công an, người dân có thể yêu cầu kiểm tra thẻ ngành, bảng tên của chiến sỹ công an đang làm nhiệm vụ.
Theo Điều 11 Luật Cư trú, công dân có trách nhiệm chấp hành các quy định của pháp luật về cư trú; cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin, tài liệu về cư trú của mình cho cơ quan, người có thẩm quyền và chịu trách nhiệm về thông tin, tài liệu đã cung cấp…
Khi cơ quan, người có thẩm quyền yêu cầu, công dân phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú.
Nếu không thực hiện đúng trách nhiệm, công dân bị xử phạt theo Điều 8 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cụ thể, phạt tiền từ 100.000 - 300.000 đồng đối với người không chấp hành việc kiểm tra hộ khẩu, kiểm tra tạm trú, kiểm tra lưu trú hoặc không xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ khác liên quan đến cư trú theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.