Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Khi nào cơn khát xăng được giải?

(VTC News) -

Nhiều người kỳ vọng sau kỳ điều chỉnh hôm nay 11/11, cơn "khát" xăng dầu sẽ được giải, không còn cảnh xếp hàng chờ đổ xăng, an ninh năng lượng không còn bấp bênh.

Tuy vậy, theo dự đoán của đại diện các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu, việc tăng chi phí đầu vào theo chỉ đạo mới nhất của Bộ Tài chính vẫn chưa đủ để giải bài toán "càng bán càng lỗ" - nguyên nhân chính của tình trạng "khát" xăng những ngày qua.

Chi phí tăng quá thấp

Ngày 8/11, Bộ Tài chính có văn bản gửi Bộ Công Thương về mức tăng chi phí đưa xăng dầu về Việt Nam. Theo đó, chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam để tính giá cơ sở xăng dầu (đối với nguồn xăng dầu nhập khẩu) tăng 5 - 83%, tương ứng với 60 - 660 đồng/lít, kg, so với hiện hành.

Cụ thể, xăng nền để phối trộn xăng E5 RON92 tăng lên 640 đồng/lít; xăng RON95 là 1.280 đồng/lít. Dầu diesel 730 đồng/lít; dầu hỏa có mức tăng cao nhất lên 1.740 đồng/lít; dầu mzdut là 1.350 đồng/kg.

Trong khi đó, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu về đến cảng và chi phí kinh doanh định mức để tính giá cơ sở xăng dầu, sẽ tiếp tục rà soát, đánh giá theo định kỳ vào cuối 2022 và thông báo áp dụng vào 10/1/2023.

Dòng người xếp hàng chờ đợi mua xăng giữa đêm ở Hà Nội.

Theo nhiều ý kiến, việc tăng chi phí như trên vẫn quá thấp, chênh lệch nhiều so với thực tế, doanh nghiệp vẫn lỗ nên chưa đủ để làm dịu thị trường xăng dầu vốn đang quá "nóng".

Đại diện một doanh nghiệp sử dụng nguồn xăng dầu nhập khẩu cho hay, doanh nghiệp đã chịu lỗ rất nặng từ đầu năm đến nay do chi phí kinh doanh xăng dầu không được cập nhật tính đúng, tính đủ.

Theo tính toán thực tế của doanh nghiệp này, chi phí nhập khẩu xăng dầu về từ Hàn Quốc gồm 3 loại: phụ phí (pre), cước vận chuyển, bảo hiểm từ đầu năm 2022 đến nay đều tăng rất cao. Nếu so sánh chi phí quý I so với quý II thì mặt hàng xăng không phát sinh tăng nhưng mặt hàng dầu cước vận chuyển tăng 56%, phụ phí giảm 3%, chi phí bình quân tăng 35%. Tương tự, so sánh quý I với quý III, mặt hàng xăng không phát sinh tăng nhưng mặt hàng dầu phụ phí tăng 90%, cước vận chuyển tăng tới 442%, bảo hiểm tăng 40%, tính chi phí chung tăng 315%.

Đặc biệt, so sánh quý I với quý IV thì cả xăng và dầu đều tạm tính tăng rất cao.Trong đó xăng có phụ phí 2.348 đồng/lít, cước vận chuyển 1.365 đồng/lít, bảo hiểm 4 đồng/lít, tính chi phí chung là 3.717 đồng/lít, tăng 67%. Mặt hàng dầu phụ phí là 776 đồng/lít, cước vận chuyển là 1.365 đồng/lít, bảo hiểm 4 đồng/lít, tính chi phí chung là 2.145 đồng/lít, tăng tới 466%. Như vậy, chi phí thực tế cao hơn rất nhiều so với tính toán của Bộ Tài chính dự kiến đưa ra.

Với chi phí nêu trên, trong quý I, tính chung, chi phí cho mặt hàng dầu là 381 đồng/lít. Trong khi đó, chi phí premium và chi phí đưa xăng dầu về cảng doanh nghiệp được tính là 570 đồng/lít, doanh nghiệp lãi khoảng 189 đồng/lít dầu.

Với mặt hàng xăng, tính chung, chi phí là 2.282 đồng/lít. Trong khi đó, chi phí premium và chi phí đưa xăng dầu về cảng doanh nghiệp được cơ quan quản lý tính là là 720 đồng/lít, doanh nghiệp lỗ 1.562 đồng/lít xăng.

Còn với dầu FO, chi phí premium và chi phí đưa xăng dầu về cảng doanh nghiệp được tính là 1.290 đồng/kg, doanh nghiệp lỗ 85 đồng/kg dầu.

Sang quý II, với mặt hàng dầu tính chung, chi phí là 513 đồng/lít. Trong khi chi phí premium và chi phí đưa xăng dầu về cảng doanh nghiệp được tính là 570 đồng/lít, doanh nghiệp lãi khoảng 57 đồng/lít dầu.

Với mặt hàng xăng A95, chi phí như trên, doanh nghiệp tiếp tục lỗ 1.562 đồng/lít xăng. Với dầu FO, tính chung, chi phí là 3.121 đồng/kg. Trong khi đó, chi phí premium và chi phí đưa xăng dầu về cảng doanh nghiệp được tính là 1.290 đồng/kg, doanh nghiệp lỗ 1.831 đồng/kg dầu.

Sang đến quý III, tính chung, chi phí cho mặt hàng dầu là 1.578 đồng/lít. Trong khi đó, chi phí premium và chi phí đưa xăng dầu về cảng doanh nghiệp được tính là 570 đồng/lít, doanh nghiệp lỗ 1.008 đồng/lít dầu.

Mặt hàng xăng có chi phí như quý II, doanh nghiệp lỗ 1.562 đồng/lít. Mặt hàng dầu FO cũng tương tự, doanh nghiệp lỗ 1.828 đồng/kg.

Sang quý IV, dự kiến tính chung, chi phí cho mặt hàng dầu là 2.147 đồng/lít. Trong khi đó, chi phí premium và chi phí đưa xăng dầu về cảng doanh nghiệp được tính là là 570 đồng/lít, doanh nghiệp lỗ 1.577 đồng/lít dầu.

Đối với mặt hàng xăng, tính chung, chi phí là 3.719 đồng/lít. Trong khi đó, chi phí premium và chi phí đưa xăng dầu về cảng doanh nghiệp được tính là 720 đồng/lít, doanh nghiệp lỗ 2.999 đồng/lít xăng. Với dầu FO, chi phí không phát sinh thêm, doanh nghiệp tiếp tục lỗ 1.828 đồng/kg. Do đó, một số doanh nghiệp có đề nghị tính mức chi phí cần tăng từ 560 đồng/lít đến 1.360 đồng/lít xăng dầu, thay cho mức 60 đồng đến 660 đồng mà Bộ Tài chính đề xuất.

Như vậy với mức chi phí dự kiến như Bộ Tài chính đưa ra cho kỳ điều chỉnh giá ngày 11/11, doanh nghiệp tiếp tục lỗ nặng, không thể ổn định tình hình, khủng hoảng cung - cầu nguy cơ tiếp tục kéo dài.

Về chi phí premium trong nước, chi phí đưa xăng dầu từ nhà máy lọc dầu trong nước về đến cảng từ đầu năm đến nay đều tăng cao, song theo một số doanh nghiệp, nhưng Bộ Tài chính quá cứng nhắc, chậm trễ so với sự phức tạp, khó khăn của doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu hiện nay.

Đồ họa: Công Hiếu

Phải tính lại công thức giá cơ sở

Chia sẻ với VTC News, TS Giang Chấn Tây, Giám đốc Công ty TNHH Xăng dầu Bội Ngọc (Trà Vinh) cũng cho rằng nâng chi phí chưa đủ, đó chẳng qua là chi phí tính chưa đủ với thực tế nên bây giờ phải tính bù vào khoảng thâm hụt đơn thuần về phí vận chuyển chứ chưa giải quyết được hết tất cả các khâu phân phối xăng dầu có liên quan làm ảnh hưởng đến thiếu hụt xăng dầu, gây rối loạn thị trường hiện nay. Điều quan trọng là phải tính lại công thức giá cơ sở để xác định lại cả chi phí khâu bán lẻ và lợi nhuận định mức cho khâu bán lẻ.

Theo TS Tây, hiện nay công thức tính của Liên bộ Công Thương - Tài chính chỉ đúng và áp dụng được khi giá luôn luôn tăng. Lúc giá xăng dầu giảm lẽ ra người dân và doanh nghiệp được hưởng lợi, còn đằng này do Bộ Tài chính tính sai nên gây hiệu ứng ngược là giá xăng dầu thế giới giảm mà dân không có dùng, tạo nên cảnh hỗn loạn thị trường mà doanh nhiệp bán lẻ chịu thiệt thòi, càng bán càng lỗ, giá vốn mua vào cao hơn giá bán lẻ làm trái ngược và phá vỡ quy định trong Nghị định 95.

Theo TS Tây, công thức tính giá cơ sở cần lấy giá thành thực tế bình quân của doanh nghiệp đầu mối báo cáo về Liên bộ Công Thương - Tài chính trước khi chuẩn bị điều chỉnh giá bán lẻ. Tiếp đó có thể chọn 15 doanh nghiệp hoạt động ổn định và thường xuyên nhất cộng chung lại và chia ra giá thành bình quân chung của một lít xăng cơ bản nhất.

Hoặc Bộ Công Thương thu thập thống kê giá xăng dầu và tự định mức chi phí kinh doanh trên cơ sở chi phí thực tế mà doanh nghiệp đầu mối báo cáo nhưng không nhỏ hơn chi phí hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và có thời gian điều chỉnh chi phí không quá 60 ngày để đảm bảo chi phí định mức gần sát với thực tế của doanh nghiệp.

Tuy nhiên giá trị hàng tồn kho phải được tính theo bình quân để đưa vào giá vốn ít nhất là 30 ngày phát sinh trước đó, bởi vì bất kỳ doanh nghiệp nào nhập hàng là cũng mất thời gian hàng tháng mới đưa xăng dầu vào phân phối lưu thông, sử dụng, doanh nghiệp nào cũng có lượng hàng tồn kho cần được tính đúng, tính đủ giá trị khi kết chuyển vào giá vốn theo đúng nguyên tắc và Luật kế toán, nếu không sẽ lời giả mà lỗ thật.

Nếu chu kỳ 10 ngày điều chỉnh giá thì đó được xem là khoảng thời gian phát sinh và cộng với 20 ngày của giá mua bình quân trước đó. Nếu 5 ngày điều chỉnh giá thì khoảng thời gian 5 ngày được xem là cập nhật giá phát sinh và cộng với 25 ngày của giá mua bình quân trước đó.

Tiếp theo là cộng lợi nhuận định mức cho công ty đầu mối. Rồi tính chiết khấu cho đại lý bán lẻ bằng cách cộng thêm 7% (3,5% là điểm hòa vốn; 3,5% là lợi nhuận thấp nhất được hưởng để bảo toàn vốn và phát triển) của giá bán được tính theo kết quả trên để tính chiết khấu cho đại lý bán lẻ thì sẽ ra giá bán lẻ hiện hành tại thời điểm đó.

TS Tây cho rằng nếu công bố giá bán lẻ theo phương pháp tính này thị trường sẽ ổn định lập tức và lâu dài với điều kiện là quy định chiết khấu đại lý không nhỏ hơn 7%/ giá bán lẻ và xem như là lãi định mức của đơn vị bán lẻ và là công cụ đặc biệt để ổn định thị trường, không để cho doanh nghiệp đầu mối ép đại lý bán lẻ. Các đầu mối nếu đơn vị nào có chi phí cồng kềnh sẽ bị đào thải, đó mới là theo quy luật của thị trường có sự quản lý của nhà nước.

Thời gian qua liên bộ đã gần như bỏ sót cả khâu phân phối bán lẻ nên doanh nghiệp luôn hoạt động bấp bênh và gần đây đã gặp rất nhiều khó khăn thua do lỗ kéo dài mà chưa được khắc phục.

Việc có đến 17.000 cửa hàng bán lẻ mà không quản lý, để thả nổi về chiết khấu thì không bao giờ ổn định được thị trường, vì xăng dầu là mua bán theo hệ thống thì cần phải được quản lý xuyên suốt hết hệ thống.

"Nếu Bộ Tài chính không thay đổi cách tính giá cơ sở thì vào mùa khô sắp tới nhu cầu sử dụng xăng dầu tăng, giá xăng dầu thế giới cũng sẽ tăng như hàng năm, doanh nghiệp xăng dầu lãi lớn thì Bộ Tài chính lại tìm các điều tiết giảm lãi của doanh nghiệp bằng đủ cách như tăng thuế môi trường đến 3.000 - 4.000 đồng/lít…Bất ổn lại tiếp tục. Vì vậy, cần phải sửa đổi nghị định càng sớm càng tốt để vấn đề được giải quyết một cách căn bản nhất. Lúc đó, cơn khát xăng dầu mới giải được", TS Tây nhấn mạnh.

Video: Bất cập thị trường khiến thiếu hụt xăng dầu ở Hà Nội

Hòa Bình (Đồ họa: Công Hiếu)

Tin mới