Hiện nay, tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) ở nước ta, công nghệ xử lý nước thải rất ít được coi trọng. Với những DNVVN trong các khu công nghiệp, công nghệ xử lý nước thải thường khá lạc hậu, hiệu quả không cao.
Còn các DNVVN nằm trong khu dân cư, hệ thống xử lý nước thải thường bị lơ là do kinh phí xây dựng không hề nhỏ.
Toàn cảnh buổi hội thảo. (Ảnh Lan Hương)
Tại hội thảo, nhiều diễn giả đến từ Đại học Xây dựng Hà Nội, Viện Đại học Mở Hà Nội, ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.Hồ Chí Minh, Trung tâm Công nghệ Vật liệu… đã giới thiệu chi tiết một số giải pháp xử lý nước thải có sử dụng các công nghệ khác nhau phù hợp với những đối tượng doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau.
Video: Công nghệ sinh học đang ngày càng giúp cho doanh nghiệp nâng cao năng suất chất lượng
Bên cạnh đó, hội thảo cũng giới thiệu một số giải pháp công nghệ xanh điển hình ứng dụng trong nông nghiệp của Áo.
PGS.TS. Trần Thị Việt Nga – Trưởng khoa Kỹ thuật Môi trường, Đại học Xây dựng Hà Nội phát biểu tại hội thảo. (Ảnh Lan Hương)
Mục đích của hội thảo nhằm tạo một diễn đàn giao lưu, chia sẻ, tư vấn về công nghệ xanh, giúp các khách mời, đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ tìm được công nghệ phù hợp để ứng dụng cho doanh nghiệp của mình cũng như có cơ hội gặp gỡ các chuyên gia và các doanh nghiệp khác để hợp tác cùng phát triển.
Tại các quốc gia phát triển trên thế giới, trong vài thập niên gần đây, “công nghệ xanh” đã nhận được nhiều sự quan tâm của chính phủ cũng như khu vực tư nhân và giới khoa học.
Nhiều chuyên gia đã nhận định đây là một trong những giải pháp hàng đầu trong công cuộc chống biến đổi khí hậu, đồng thời cũng là một lĩnh vực tràn đầy triển vọng phát triển trong tương lai.
Các quốc gia theo đuổi “công nghệ xanh” nghĩa là không chỉ hướng tới mục tiêu bảo vệ môi trường mà còn nhắm tới một lĩnh vực có khả năng tạo sinh khí mới cho nền kinh tế.