Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Israel phản ứng thế nào sau 'màn thị uy' của Iran?

(VTC News) -

Các nhà ngoại giao đang loay hoay tìm cách ngăn chặn nguy cơ cuộc chiến toàn diện ở khu vực sau khi Israel tuyên bố đáp trả mạnh mẽ cuộc tấn công tên lửa từ Iran.

Hôm 1/10, Iran thực hiện đòn tập kích đáp trả bằng loạt tên lửa vào lãnh thổ Israel. Iran tuyên bố tập kích tên lửa vào Israel để báo thù cho cái chết của thủ lĩnh Hezbollah và Hamas.

Sau đòn tấn công này, câu hỏi nhận được sự quan tâm vào lúc này là hành động đáp trả của Israel sẽ như thế nào? Nhiều dự đoán về mức độ cũng như mục tiêu mà Isael sẽ nhằm tới khi thực hiện chiến dịch đáp trả, song trên hết, quyết định của Israel sẽ chịu sự chi phối, ảnh hưởng từ Mỹ. Phía Mỹ và Israel sẽ có tính toán, cân nhắc kỹ về cách thức đáp trả.

Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) với Thủ tướng Benjamin Netanyahu. (Ảnh: The Times of Israel)

Màn "thị uy" của Iran 

Thời gian qua, Iran hứng chịu tổn thất lớn từ các động thái của Israel gây ra trong khu vực, khiến chiến lược xây dựng liên minh trên khắp Trung Đông của Iran bị phá vỡ. Iran đang hậu thuẫn, xây dựng liên minh có tên "Trục kháng chiến", bao gồm lực lượng Hamas của Palestine, Hezbollah ở Lebanon, lực lượng Houthi của Yemen và nhóm vũ trang Hồi giáo Shiite khác ở Iraq và Syria.

Kể từ tháng 10/2023, Israel bắt đầu tấn công vào lực lượng Hamas ở dải Gaza. Trong khi lãnh đạo chính trị của Hamas là Ismail Haniyeh bị ám sát ngay tại Tehran vào tháng 7, sau khi dự lễ nhậm chức của Tổng thống Iran Masoud Pezeshkian. Đây được xem là điều không thể chấp nhận được đối với Iran.

Ở Lebanon, vụ nổ máy nhắn tin và các cuộc không kích dồn dập của Israel đã làm suy yếu nghiêm trọng lực lượng Hezbollah, trong khi thủ lĩnh Hassan Nasrallah của lực lược này bị giết bởi tên lửa của Israel ở ngoại ô Beirut.

Sau cuộc tấn công nhắm vào lãnh sự quán Iran tại thủ đô Damascus của Syria hồi tháng 4, Tehran trả đũa bằng cách bắn 300 tên lửa và máy bay không người lái vào Israel, nhưng hầu hết đều bị đánh chặn.

Cuộc tấn công hôm 1/10, chứng kiến ​​thêm 200 tên lửa được bắn đi và không gây ra nhiều tác động về mặt quân sự, chỉ mang tính "tượng trưng".

Theo cựu chiến binh tình báo quân sự Mỹ K. Campbell, đợt tập kích tên lửa của iran vào Israel hôm 1/10 ở chừng mực nhất định, chưa vượt quá ngưỡng nguy cơ để làm 'to chuyện" ở Trung Đông. Iran cũng chưa thực sự dồn sức cho đợt tấn công trả đũa.

Chuyên gia về Trung Đông tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế Jon Alterman cho biết thêm: "Tôi không nghĩ Iran muốn một cuộc chiến tranh lớn trong khu vực".

Israel sẽ phản ứng thế nào?

Ông James Demmin-De Lise, một tác giả và là nhà phân tích chính trị đã viết một cuốn sách về Israel và chủ nghĩa bài Do Thái, cho biết ông nghĩ Israel sẽ tìm cách tận dụng lợi thế của mình.

"Iran hiện suy yếu hoàn toàn vì lực lượng ủy nhiệm của họ dần bị loại bỏ", ông nói James Demmin-De Lise nói. Ngoài ra, ông dự đoán "một sự thay đổi quyền lực khá mạnh mẽ" sẽ xảy ra khi Israel tập trung cho chiến dịch gây bất ổn ở Tehran.

AFP dẫn tin ngoại giao cấp cao của châu Âu cho biết có nguy cơ lớn về "cuộc xung đột sẽ kéo dài. Nhóm của Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đang lạc quan thái qua khi cho rằng Israel sẽ thay đổi Trung Đông".

Cựu Thủ tướng Israel Naftali Bennett cũng đề cập đến khả năng Israel thực hiện cuộc tấn công quân sự nhắm vào cơ sở hạt nhân của Iran. Hiện tại, Israel đang chiến đấu trên hai mặt trận, bao gồm ở dải Gaza và miền nam Lebanon.

"Israel đã đạt được nhiều thành công trong hai tuần qua và họ không muốn đánh mất chúng", ông Alterman từ Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế cho hay.

Israel phải lựa chọn giữa "việc tiếp tục giữ vững lợi thế hoặc tăng cường thực hiện chiến lược mang lại kết quả".

Israel đánh chặn hàng trăm tên lửa Iran hôm 1/10. (Ảnh: Reuters)

Đâu là lối thoát?

Hôm 2/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc tiến hành họp khẩn để thảo luận về tình hình Trung Đông, nhưng kết quả mang lại không hiệu quả. Thế lực bên ngoài duy nhất có khả năng ảnh hưởng đến quyết định của Israel lúc này là Mỹ. Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Joe Biden cho thấy họ dường như chỉ có ảnh hưởng ở mức tương đối.

Trong tuyên bố đưa ra một ngày sau vụ ám sát thủ lĩnh Nasrallah, ông Biden tái khẳng định sự ủng hộ của Mỹ đối với "quyền của Israel trong việc tự vệ trước Hezbollah, Hamas, Houthi và bất kỳ lực lượng khủng bố nào khác do Iran hậu thuẫn".

Tổng thống Biden cũng thúc đẩy lệnh ngừng bắn ở Gaza và tuyên bố phản đối mọi cuộc tấn công trên bộ của Israel vào Lebanon. Tuy nhiên, nhưng nỗ lực này của chính quyền Biden vẫn chưa mang lai kết quả.

"Tổng thống Biden có thể tham gia đàm phán nhưng tôi nghi ngờ việc liệu ông ấy có tạo nhiều ảnh hưởng", nhà phân tích chính trị Israel và là một cựu biên tập viên cho tạp chí Jordan Barkin nói.

Mỹ cũng không có quan hệ trực tiếp với Iran, bất kỳ động thái ngoại giao nào nhằm xoa dịu căng thẳng đều cần có sự tham gia của châu Âu hoặc các nước ở khu vực Trung Đông.

"Mọi thứ sẽ phụ thuộc vào phản ứng của Israel và lời khuyên cũng như nỗ lực của chính quyền Mỹ", Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Thế giới Ả Rập và Địa Trung Hải (CERMAM) có trụ sở tại Geneva, ông Hasni Abidi nhấn mạnh.

Kông Anh

Tin mới