Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Iraq tham vọng xây 8 lò phản ứng hạt nhân

(VTC News) -

Iraq tính toán xây dựng nhà máy điện hạt nhân để giải quyết vấn đề thiếu điện.

Iraq hiện có kế hoạch xây dựng 8 tổ máy điện hạt nhân để giải quyết vấn đề thiếu điện, trong bối cảnh nền kinh tế xoanh quanh dầu mỏ như hiện nay.

Các quan chức Hàn Quốc trong năm 2021 vừa tuyên bố họ muốn giúp đỡ xây dựng các nhà máy điện hạt nhân nói trên cho Iraq và đề xuất tặng Iraq 1 chuyến thăm quan các nhà máy điện hạt nhân mà Tập đoàn điện lực Hàn Quốc đang điều hành của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất. (Ảnh: The Korea Herald)

Iraq đang lên kế hoạch xây các lò phản ứng hạt nhân khi quốc gia dầu mỏ thiếu điện này đang tìm cách chấm dứt tình trạng cắt điện khiến xã hội phẫn nộ.

Quốc gia sản xuất dầu mỏ đứng thứ 2 OPEC này đang gặp phải nạn thiếu điện và thiếu cả tiền đầu tư vào các nhà máy điện đã cũ để thỏa mãn được mức tăng nhu cầu sử dụng điện tới 50% vào cuối thập kỷ này. Việc xây các nhà máy điện hạt nhân sẽ giúp san bằng khoản cung cấp thiếu hụt này, dù rằng Iraq vẫn đang vướng mắc phải những thách thức lớn về kinh tế và địa chính trị trước khi hiện thực hóa được kế hoạch trên.

Ông Kamal Hussain Latif, Chủ tịch cơ quan kiểm soát các nguồn phóng xạ Iraq cho biết họ đang tìm cách xây 8 lò phản ứng với công suất phát điện tổng cộng tới 11 Gigawatts. Nước này đang tìm kiếm nguồn vốn từ các đối tác tiềm năng cho kế hoạch trị giá 40 tỷ USD này với hứa hẹn sẽ hoàn trả được chi phí trên trong vòng 20 năm – Ông Latif cho biết, nhấn mạnh rằng họ đã tiến hành thảo luận hợp tác với các quan chức Nga và Hàn Quốc.

Việc giá dầu mỏ sụt giảm vào năm ngoái đã khiến Iraq không còn đủ tài chính để duy trì và mở rộng hệ thống phát điện vốn đã bị bỏ mặc nhiều năm. Kết quả là các đợt mất điện đã khiến người dân biểu tình và đe dọa lật đổ chính phủ.

Trong 1 cuộc phỏng vấn tại văn phòng của mình ở Baghdad, ông Latif cho biết: “Chúng tôi đã lên vài kịch bản và đều thấy nếu đến năm 2030, sẽ có vấn đề lớn xảy ra với Iraq không có năng lượng hạt nhân, và đây là hồi chuông cảnh báo đối với tôi”. Ông nhấ mạnh không chỉ vấn đề cắt điện liên tục trước tình trạng nhu cầu sử dụng điện tăng cao mà Iraq còn phải giải quyết cả vấn đề cắt giảm khí thải và đảm bảo năng lượng cho các nhà máy lọc nước biển.

Việc tìm đâu ra nguồn vốn là một vấn đề trầm trọng vì Iraq đang vướng phải khủng hoảng ngân sách giữa lúc giá dầu biến động. Theo dữ liệu Quỹ tiền tệ quốc tế IMF, dù cho giá dầu thô giờ có tăng đến 70$/ thùng thì đất nước này mới chỉ tạm cân đối được thu chi.

Chính phủ Iraq còn phải đối phó với cả vấn đề địa chính trị, vốn đang dấy lên lo ngại về sự an toàn của năng lượng hạt nhân, và cả tham vọng hạt nhân trong khu vực.

Năng lượng hạt nhân là loại không làm phát thải khí nhà kính, có khả năng sẽ giúp các nước vùng Vịnh cắt giảm được nguồn phát thải này, thỏa mãn tiêu chuẩn xanh vốn đang thịnh hành trên thế giới hiện nay. Công nghệ này cũng giúp họ để dành được lượng lớn nhiên liệu hydrocarbon quý giá phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, ở Arab Saudi, vốn mới chỉ xây 1 lò phản ứng thử nghiệm, đã phải đốt tới 1 triệu thùng dầu thô 1 ngày trong các nhà máy điện trong những tháng mùa hè khi nhiệt độ vượt quá 50 độ C.

Theo ông Latif, quốc hội Iraq đang đánh giá thỏa thuận với tập đoàn Rosatom của Nga để hợp tác xây dựng lò phản ứng. Trong năm 2021, các quan chức Hàn Quốc cũng thông báo họ muốn giúp Iraq xây dựng những nhà máy này và đề xuất cho phía Iraq một chuyến thăm quan các nhà máy điện do Tập đoàn điện lực Hàn Quốc đang điều hành ở Các tiểu Vương quốc Arab thống nhất. Ông Latif cũng cho biết cơ quan chuyên trách hạt nhân của mình cũng đã thông báo với giới chức Pháp và Mỹ về kế hoạch này. 

Về phần Kepco, đơn vị sản xuất năng lượng sạch nổi tiếng của Hàn Quốc, hôm thứ 3, 8/6/2021, người phát ngôn chính thức đơn vị này cho biết họ vẫn chưa biết gì về kế hoạch xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Iraq hay nhận được đề nghị nào cho bất kỳ một dự án nào tại đây. Ngoài ra, Rosatom cũng không bình luận gì khi được hỏi về thỏa thuận với Iraq. Ông Latif cho biết: thậm chí kể cả khi Iraq đã xây xong số nhà máy điện này, lượng điện sản xuất ra vẫn chưa đủ đáp ứng hết tất cả nhu cầu trong tương lại. Hiện tại công suất phát điện của Iraq thiếu 10 GW so với nhu cầu và con số này sẽ tăng lên đến 14 GW trong thập kỷ này.

Ý thức được điều đó, Iraq cũng lên kế hoạch xây dựng đủ các nhà máy điện mặt trời để phát ra lượng điện tương đương với chương trình điện hạt nhân vào cuối thập kỷ.

Hiện tại công suất phát điện của Iraq là 18,4 GW, bao gồm cả 1,2 GW nhập khẩu từ Iran. Việc tăng cường tức thời công suất phát điện có thể nâng công suất của họ lên 22 GW vào tháng 8/2021 nhưng điều đó vẫn còn xa mới đáp ứng được nhu cầu sử dụng điện, vốn đã đạt mức 28 GW trong hoàn cảnh bình thường. Theo Bộ Điện lực nước này mức tiêu thụ điện tăng đột biến trong các tháng nóng như tháng 7 và tháng 8 có thể vượt qua 30GW. Ông Latif cho biết đến năm 2030, nhu cầu sử dụng điện của Iraq có theẻ tăng lên mức 42 GW.

Cơ quan quản lý hạt nhân (của Iraq) đã xác định được 20 khu vực tiềm năng có thể đặt lò phản ứng, đồng thời Latif ám chỉ rằng hợp đồng đầu tiên sẽ được ký ngay trong năm nay.

Đây không phải là lần đầu tiên Iraq nỗ lực phát triển điện hạt nhân. 4 thập kỷ trước, một trận oanh kích của không quân Israel đã phá hủy một lò phản ứng hạt nhân đang xây dựng ở phía Nam Baghdad. Phía Israeli nghi ngờ cơ sở có tên Osirak này đang nhắm tới việc sản xuất vũ khí hạt nhân để chống lại họ. Iraq cũng phải chịu hơn 1 thập kỷ chiến tranh bạo lực sau cuộc xâm lược năm 2003 của Mỹ, cũng với lý do buộc tội rằng Iraq muốn phát triển vũ khí hủy diệt hàng loạt.

Nguồn:

Tin mới