Ngân hàng trung gian có chức năng:
- Là trung gian giữa ngân hàng Trung ương và công chúng, theo đó ngân hàng Trung ương là ngân hàng không có giao dịch với công chúng mà giao dịch với ngân hàng trung gian.
- Là trung gian tín dụng giữa người gửi tiền và người vay tiền và thứ ba là trung gian thanh toán giữa người trả tiền và người thụ hưởng.
(Ảnh minh họa)
Các loại hình ngân hàng trung gian
Tùy theo mỗi nước, ngân hàng trung gian có tên gọi khác nhau, song nhìn chung ngân hàng trung gian có các loại hình chính sau:
- Ngân hàng thương mại: Đây là loại hình ngân hàng lâu đời nhất, xuất hiện từ khi ngân hàng mới ra đời. Ngân hàng thương mại có vai trò là cầu nối giữa các tổ chức tài chính và doanh nghiệp. Ngân hàng thương mại thường được sử dụng để xử lý các khoản thanh toán liên quan xuất nhập khẩu hoặc chuyển tiền giữa các quốc gia.
- Ngân hàng đầu tư phát triển: Ngân hàng chủ yếu thực hiện nhận gửi và cho vay trung, dài hạn, sử dụng vốn riêng chủ yếu, có thể huy động thêm vốn bằng cách phát hành trái phiếu. Ngoài việc nhận gửi và cho vay trung, dài hạn, ngân hàng đầu tư phát triển còn hùn vốn hoặc mua cổ phần của các công ty hoặc các tổ chức tài chính, giúp đỡ tài chính và chuyên môn để thành lập công ty, xí nghiệp hay dự án đầu tư, bảo lãnh phát hành hoặc bảo lãnh chứng khoán cho các công ty cổ phần.
- Ngân hàng có mục đích xã hội: Đây là loại hình ngân hàng hoạt động không nhằm mục tiêu lợi nhuận mà nhằm phục vụ, hỗ trợ một số tầng lớp xã hội khó khăn nào đó. Ngân hàng này có nhiều tên gọi khác nhau như ngân hàng phục vụ nông thôn, ngân hàng phục vụ người nghèo, ngân hàng bình dân, tín dụng nông thôn, ngân hàng phục vụ sinh viên, ngân hàng chính sách...
- Ngân hàng đặc biệt: Được thành lập để giải quyết các vấn đề tài chính đặc biệt trong nước hoặc quốc tế. Ngân hàng đặc biệt có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi nước, nhưng tiêu biểu là một số loại hình sau: Hiệp hội cho vay và tiết kiệm, ngân hàng tiết kiệm hỗ tương, ngân hàng xuất nhập khẩu, ngân hàng địa ốc.