Tại Hội thảo Điện toán đám mây và Trung tâm dữ liệu Việt Nam diễn ra tại Hotel Nikko Saigon ngày 16/6, bà Phạm Nguyễn Xuân Quỳnh, Phụ trách kinh doanh mảng Trung tâm Dữ liệu Huawei chia sẻ về giải pháp Trung tâm Dữ liệu mới.
Huawei hiện dẫn đầu thị trường với hơn 830 trung tâm dữ liệu được triển khai trên toàn thế giới, bao gồm các lĩnh vực từ viễn thông đến chính phủ, tài chính, giao thông vận tải… Trung tâm Dữ liệu Huawei chính là trung tâm dữ liệu thông minh carbon thấp thế hệ tiếp theo, vừa được Huawei ra mắt trên toàn cầu hồi cuối tháng 5/2022.
Trung tâm dữ liệu mới này là giải pháp ngăn xếp toàn diện cho trung tâm dữ liệu ở 4 cấp độ: Cơ sở hạ tầng trung tâm dữ liệu, nền tảng phần cứng, nền tảng đám mây và các ứng dụng kinh doanh. Ý tưởng của Huawei là từng bước chuyển đổi công trình trở thành sản phẩm; sản phẩm trở thành mô-đun; mô-đun trở nên thông minh với trí tuệ nhân tạo và nền tảng đám mây.
Bà Phạm Nguyễn Xuân Quỳnh, Phụ trách kinh doanh mảng Trung tâm Dữ liệu Huawei chia sẻ về giải pháp Trung tâm Dữ liệu mới.
Giải pháp mô-đun thông minh của Huawei được cải tiến vượt bậc so với các giải pháp truyền thống, model 100 tủ, 6 kW mỗi tủ sẽ tiết kiệm 75% thời gian bàn giao và 30% năng lượng tiêu thụ - tương đương 20.000 USD điện mỗi năm (tính theo giá điện 0.115 USD mỗi kWh), dễ dàng lắp đặt linh hoạt trong bất cứ không gian nào, cũng như cải thiện 35% hiệu quả vận hành và bảo trì.
Trong khi đó, giải pháp mô-đun tiền chế (đúc sẵn) loại 500 tủ, 6 kW mỗi tủ sẽ tiết kiệm được 17% năng lượng - tức 380.000 USD chi phí điện mỗi năm (tính theo giá điện 0.115 USD mỗi kWh), tỷ lệ phục hồi được tăng lên 50%, giảm chi phí vận hành và bảo dưỡng 80.000 USD mỗi năm.
Cơ sở trung tâm dữ liệu thế hệ tiếp theo vận hành theo định hướng xanh và tiết kiệm năng lượng, đồng thời tái chế tối đa các vật liệu sử dụng, thân thiện và bền vững với môi trường. Huawei sử dụng các chỉ số: Sử dụng năng lượng hiệu quả, sử dụng carbon hiệu quả, sử dụng nước hiệu quả và sử dụng lưới điện hiệu quả để đo lường tính bền vững của trung tâm dữ liệu.
Trung tâm dữ liệu mới cũng được tích hợp đơn giản hóa từ kiến trúc đến nguồn cung cấp năng lượng, hệ thống làm mát thể hiện định hướng phát triển của cơ sở trung tâm dữ liệu. Cụ thể, trung tâm dữ liệu 1000-rack sử dụng mô-đun tiền chế (đúc sẵn) sẽ giảm thời gian xây dựng từ 18 tháng xuống còn 6-9 tháng. Nguồn cung ứng điện đơn giản hóa rút ngắn thời gian bàn giao từ 2 tháng xuống 2 tuần. Trong khi, hệ thống làm mát đơn giản hóa làm tối ưu hiệu quả trao đổi nhiệt.
Trung tâm dữ liệu thế hệ mới vận hành và bảo trì hoàn toàn tự động hóa, cho phép các kỹ sư hoàn thành việc kiểm tra 2.000 kệ trong 5 phút từ xa. Tối ưu hóa hiệu năng đồng nghĩa hệ thống làm mát tối ưu có thể thông qua 1,4 triệu thuật toán kết hợp trong vòng 1 phút, để đưa ra phương thức làm mát thông minh và tối ưu nhất, giúp hệ thống làm mát thông minh.
Trung tâm tích hợp hệ thống bảo mật chủ động, sử dụng dữ liệu lớn và trí tuệ nhân tạo) để dự đoán các thiết bị cần bảo trì từ thành phần đến trung tâm dữ liệu. Quá trình phản hồi lỗi tự động sẽ chỉ mất 01 phút để phát hiện lỗi, 3 phút để phân tích và 5 phút để khôi phục.
Cùng với đó là kết cấu an toàn gia tăng bảo mật ở nhiều cấp độ khác nhau từ thành phần, thiết bị đến hệ thống. Riêng ở cấp độ hệ thống, nền tảng đầu cuối trực quan, dễ dàng quản lý và kiểm soát, giúp hệ thống đạt tính khả dụng đến 99,999%.
Huawei hiện dẫn đầu thị trường trung tâm dữ liệu mô-đun đúc sẵn toàn cầu năm 2020 với 31% thị phần và đứng số 1 tại Trung Quốc với 20,9% thị phần. Hiện nay, trung tâm được áp dụng trong nhiều mô hình từ viễn thông, tài chính đến giao thông và quản lý chính phủ tại nhiều quốc gia như Singapore, Dubai, Hong Kong.
Với giải pháp mới, Huawei giành được giải thưởng “Trung tâm dữ liệu của năm” năm thứ ba liên tiếp tại Giải thưởng DCS 2022 (DCS Awards 2022).