Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hợp kim cấm từ Trung Quốc có trong hơn 800 máy bay chiến đấu F-35

(VTC News) -

825 máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ được lắp đặt tuabin phát điện có nam châm làm từ hợp kim trái phép của Trung Quốc.

Theo Văn phòng chương trình phối hợp F-35 thuộc Lầu Năm Góc, loại nam châm được sử dụng trong một bộ phận của máy bay F-35 do Công ty Honeywell International cung cấp được làm từ hợp kim trái phép từ Trung Quốc. Cụ thể, có tới 825 máy bay chiến đấu F-35 được lắp đặt tuabin phát điện có nam châm làm từ coban và samari.

Máy bay F-35 do công ty Lockheed Martin chế tạo. (Ảnh: AP)

Lầu Năm Góc đã ngừng tiếp nhận máy bay F-35 mới và tạm đình chỉ bàn giao loại máy bay chiến đấu này để đảm bảo tuân thủ các quy định liên quan đến “kim loại đặc biệt”.

Các nhà thầu quốc phòng tự nguyện chia sẻ thông tin với chúng tôi sau khi phát hiện vấn đề và họ đã tìm thấy nguồn hợp kim thay thế để sử dụng cho các máy truyền năng lượng sau này”, phát ngôn viên Lầu Năm Góc Russell Goemaere cho biết.

Các tiêm kích F-35 đã bàn giao cho quân đội Mỹ và đối tác nước ngoài sẽ không bị ảnh hưởng vì nam châm này không liên quan tới hoạt động truyền thông tin hay ảnh hưởng tới toàn bộ máy bay. Bộ Quốc phòng Mỹ cũng chưa phát hiện nguy cơ an ninh, an toàn, chất lượng hay vận hành liên quan tới vấn đề trên.

Ông Goemaere nói thêm, hiện chưa có kế hoạch thay thế nam châm trong số máy bay đã giao do việc này tốn kém và mất thời gian. Lầu Năm Góc cũng khẳng định nhà sản xuất Lockheed Martin đã tìm được nguồn hợp kim thay thế chi tiết xuất xứ từ Trung Quốc để giao hàng trong tương lai.

Hãng Lockheed Martin đang hợp tác với các đối tác và Bộ Quốc phòng Mỹ để đảm bảo tuân thủ quy định trong hợp đồng liên quan tới chuỗi cung ứng. Cũng theo hãng này, nam châm trên máy bay F-35 do Công ty Honeywell sản xuất từ hợp kim coban và samari.

Luật pháp Mỹ và các quy định của Lầu Năm Góc cấm sử dụng các kim loại hoặc hợp kim đặc biệt do Trung Quốc, Iran, Triều Tiên và Nga sản xuất.

Kông Anh

Tin mới