Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hơn 50% người dùng mạng xã hội mắc hội chứng FOMO - nỗi sợ 'tối cổ' của giới trẻ

Phía sau màn hình điện thoại, bên dưới mạng xã hội, đó là những nỗi sợ vô hình đang đeo bám người trẻ.

Hiệu ứng FOMO là gì?

FOMO là viết tắt của cụm từ "Fear of missing out" - được biết đến như hội chứng tâm lý ám chỉ những người sợ bị bỏ rơi hoặc đánh mất cơ hội để làm một điều gì. Những người mắc phải hội chứng này thường sẽ có cảm giác mọi người xung quanh họ đạt được thứ gì đó tốt đẹp mà họ không thể, hoặc luôn sợ hãi rằng bản thân sẽ bỏ lỡ những sự kiện hay ho. Chính cảm giác này tác động không nhỏ đến suy nghĩ và hành vi của họ dẫn đến những quyết định dựa trên cảm tính chứ không phải nhu cầu thực tế hay mong muốn bản thân.

(Ảnh: Ambar Del Moral/Mashable)

Ví dụ như các bạn trẻ thường lướt Facebook để liên tục cập nhật những thông tin mới về cuộc sống, làm đẹp, phim ảnh… để không bỏ lỡ khiến bạn trở thành người “tối cổ” khi nói chuyện cùng bạn bè. Bên cạnh đó, FOMO còn được biểu hiện theo một cách khác đó là khi bạn thấy những người bạn của mình đăng những tấm hình check in sau khi đi du lịch rất là “chanh sả’, thì hội chứng FOMO trong bạn lại nổi lên, khiến bạn có thể sẵn sàng làm bất cứ mọi thứ để thực hiện chuyến đi đó ngay lập tức, bằng mọi giá. 

Theo thống kê cho thấy có đến 56% số người sử dụng mạng xã hội đều mắc phải hội chứng FOMO. 

Dấu hiệu của hội chứng FOMO

Liên tục kiểm tra điện thoại và các trang mạng xã hội.

(Ảnh: Freepik)

Bạn đăng một tấm hình với dòng caption tâm đắc hoặc một status chau chuốt từng dấu chấm dấu phẩy lên Facebook, vài phút sau mở ra xem có thông báo nào không thì, ôi bẽ bàng, chả ai thèm quan tâm, thậm chí đến một cái like cũng không có. Chuyện gì xảy ra thế này? Tấm ảnh chưa đủ hấp dẫn, hay là mọi người không thèm quan tâm tới mình? Cứ vài phút bạn lại điên cuồng đăng nhập để cập nhật tình hình, những câu hỏi trên được hiện lên, và vòng lặp chết chóc lại tiếp tục.

Giữ lựa chọn mở

Có những người chọn tránh các thỏa thuận và cam kết càng nhiều càng tốt. Trong hầu hết các trường hợp, họ sợ rằng đưa ra một thỏa thuận đồng nghĩa với việc họ đang mất đi một cơ hội tham gia vào các trải nghiệm khác có tiềm năng dẫn đến sự thỏa mãn lớn hơn.

(Ảnh: Messkalina)

Luôn cảm thấy tự ti về bản thân

FOMO thường gắn liền với nhận thức địa vị xã hội thấp, nó có thể gây ra cho con người cảm giác lo lắng và tự ti. Khi một người bỏ lỡ buổi tiệc, kỳ nghỉ hoặc một sự kiện xã hội, họ sẽ cảm thấy ít nổi bật hơn so với người tham dự. Trong một số trường hợp, người ta thậm chí còn sợ bỏ lỡ những thứ không lành mạnh.

Cách làm giảm ảnh hưởng của hiệu ứng FOMO

Thừa nhận 

Khi thừa nhận mình lo lắng về việc bỏ lỡ những thứ vui vẻ đang xảy ra trên mạng có nghĩa là bạn đã thừa nhận sự bất an của mình và sẵn sàng bắt đầu đối mặt với vấn đề. Ảnh hưởng từ xã hội là rất lớn sẽ không dễ mất đi. Nhưng nếu bạn nhận ra rằng những ảnh hưởng này, bạn sẽ có thể lướt qua dễ dàng. Vậy nên, bạn hãy thành thật với bản thân hơn nhé.

(Ảnh: Taryn Oshiro-Wachi)

Giảm tần suất truy cập mạng xã hội

Khi càng dành ít thời gian cho phương tiện truyền thông, bạn sẽ càng cảm thấy mình ít cần những phương tiện này. Tuy thời gian ban đầu, bạn sẽ cảm thấy bứt rứt và hoảng sợ khi không được cập nhập tin tức về mọi người thường xuyên nhưng cảm giác này sẽ qua đi rất nhanh.

(Ảnh: Olga Semklo)

Tận hưởng niềm vui khi “tối cổ”

Hãy học cách hưởng thụ niềm vui những lúc mình bị bỏ lỡ. Đừng lo lắng, phân vân việc không thể có mặt trong những sự kiện đang diễn ra nữa mà hãy đặt các nhiệm vụ của riêng mình ngang hàng với chúng. Điều này có nghĩa về ăn tối với gia đình, xem phim ở nhà hay đọc nốt cuốn sách dang dở... cần được xem trọng như việc bạn cảm thấy hụt hẫng khi không thể góp mặt ở một bữa tiệc. Nhờ đó, khi thấy bức ảnh của bạn bè, bạn cũng không còn cảm giác ganh tỵ vì bạn biết rằng điều mình đang làm cũng thú vị và ý nghĩa không kém.

Đặt ra thứ tự ưu tiên

Bạn hãy nhớ rằng mỗi người đều có những ưu tiên khác nhau trong cuộc sống. Vậy bạn đặt thứ gì trong danh sách ưu tiên của mình? Khi bạn không có ưu tiên, bạn sẽ dễ tập trung vào những việc không quan trọng mà bỏ qua nhiều cơ hội lớn. Khi biết chuyện gì quan trọng với mình, bạn sẽ không còn quan tâm tới cuộc sống của người khác nữa. Từ đó, bạn sẽ làm được nhiều việc quan trọng hơn và chạm đến thành công sớm hơn.

Cersei (Tổng hợp)

Tin mới