Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Học vượt lớp, trẻ em dễ bị khủng hoảng tâm lý

(VTC News)- Đó là quan điểm của TS Vũ Thu Hương (Khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) khi bàn về vấn đề cho trẻ học sớm, học vượt cấp.

(VTC News)- Đó là quan điểm của TS Vũ Thu Hương (Khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội) khi bàn về vấn đề cho trẻ học sớm, học vượt cấp.


Bộ GD&ĐT vừa ban hành thông tư sửa đổi, bổ sung Điều lệ trường Tiểu học. Theo đó học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học.

Những trường hợp học trước tuổi, cha mẹ hoặc người đỡ đầu phải có đơn đề nghị với nhà trường. Hiệu trưởng nhà trường thành lập hội đồng khảo sát, tư vấn. Căn cứ kết quả, Hiệu trưởng xem xét quyết định.



Việc thay đổi này đem lại lợi ích gì, ảnh hưởng gì tới trẻ em? VTC News đã có cuộc trao đổi với TS Vũ Thu Hương, Khoa giáo dục tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội xung quanh vấn đề này.



Bà có ủng hộ việc học vượt cấp, một đứa trẻ vừa hoàn thành lớp một có thể học vượt lớp lên lớp 3, lớp 4?



Tôi nghĩ chắc chắn sẽ có ảnh hưởng đối với trẻ. Thực ra học vượt cấp đối với những trẻ tư duy tốt không phải điều gì quá tệ nếu trẻ có đủ điều kiện về thể lực và trí tuệ và cũng không sợ cháu sẽ bị đuối trong lớp.



Ví dụ, ở nhà chỉ có tôi là học đúng tuổi còn lại cả em gái và chị gái đều học vượt cấp sớm trước một tuổi. Điều mà tôi  nhận thấy là họ đáp ứng rất tốt, tốt hơn cả tôi về mặt học tập. Nhưng về mặt tâm lý cả hai đều không cảm thấy thoải mái.



Khi những đứa trẻ bị ảnh hưởng một chút về vấn đề tâm lý cộng hưởng với các vấn đề khác như nhút nhát, ít giao tiếp với mọi người sẽ làm cho vấn đề tâm lý bị tăng nặng.


Cho trẻ đi học sớm, học vượt lớp là đang "đánh cắp" tuổi thơ của trẻ (Ảnh minh họa) 

Vậy phải chăng là ở các bậc học cao hơn chúng ta có thể cho học sinh học vượt cấp còn không nên “rút ngắn tuổi thơ” đối với học sinh tiểu học?



Thực ra ở bậc học nào nếu các em học sớm tâm lý cũng bị ảnh hưởng, nhưng đối với bậc tiểu học do các em còn nhỏ nên sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn. Điều đó làm cho tuổi thơ của em sẽ bị rút ngắn lại. Các em sẽ bị “đánh cắp” tuổi thơ vốn có mà đáng lẽ ra các em được hưởng.



Tôi nhớ lại ngày xưa khi tôi bị bố mẹ bắt đến lớp sớm, tôi vẫn còn nhớ cảm giác lúc đó là tôi cảm thấy đây không phải tập thể của mình. Trong khi các bạn khác có thể đọc, viết và làm theo những yêu cầu của cô giáo thì tôi không thể làm được. Vì thế khi cô mới cho nghỉ giải lao lập tức tôi lao như tên bắn về nhà và ngày hôm sau nhất định không đi học nữa.

 

Thực ra ở bậc học nào nếu các em học sớm thì tâm lý cũng bị ảnh hưởng, nhưng đối với bậc tiểu học do các em còn nhỏ nên sẽ chịu ảnh hưởng nhiều hơn.

Điều đó làm cho tuổi thơ của em sẽ bị rút ngắn lại. Các em sẽ bị “đánh cắp” tuổi thơ vốn có mà đáng lẽ ra các em được hưởng.

TS Vũ Thu Hương



Một số cháu khi cảm thấy môi trường này không phải là của mình thì sẽ có phản ứng lại, ví dụ như tôi. Nhưng đối với những cháu quá nhút nhát không dám phản ứng lại, nếu để lâu nhiều vấn đề tích tụ lại chờ ngày bùng nổ. Điều đó sẽ là rất nguy hiểm.



Hiện nay, có một tình trạng là nhiều trẻ 4,5 tuổi, thậm chí là 3 tuổi nhưng lại có thể đọc thông viết thạo, làm toán rất giỏi khiến cha mẹ cứ tung hô con mình là “thần đồng”. Đối với những trường hợp này liệu có cho học vượt lớp?



Tôi chưa nhìn thấy một “thần đồng” trong đất nước Việt Nam thời điểm hiện tại. Các cháu có khả năng vượt trội nhưng lại không được giáo dục toàn diện.



Tôi đã từng kiểm tra có cháu bé có trí nhớ rất tốt xem gì là nhớ được ngay, tuy nhiên em đó lại cực kỳ lơ mơ về cuộc sống. Tôi hỏi cái lá ở đâu, ông mặt trời là gì cũng không biết…



Nếu phụ huynh cho rằng những kiến thức về cuộc sống cho trẻ mà không cần thiết là sai lầm. Ở mầm non và tiểu học việc học toán văn cực kỳ đặt nhẹ, và quan trọng hơn là cho các em tìm hiểu cuộc sống.



Trẻ em sẽ phát triển tốt nhất nếu đi học đúng độ tuổi của mình 

Một số phụ huynh lại có tâm lý cần cho con mình đi học sớm, học vượt lớp thì điều đó mới có thể tự hào với bạn bè khác cũng có con đến trường. Bà suy nghĩ gì về điều này?



Các phụ huynh có suy nghĩ đó là một sai lầm. Vì trong các quyết định nên đứng trên cương vị của con trẻ để suy nghĩ, đừng đứng trên cương vị của mình để quyết định.



Điều đó có thể dẫn đến những vấn đề tâm lý không tốt cho trẻ, thậm chí có thể dẫn đến tự tử ở trẻ. Vì vậy các bố mẹ nên suy nghĩ điều gì là tốt nhất cho con, phù hợp nhất với con chứ đừng dựa trên niềm “tự hào” của cá nhân mình mà làm ảnh hưởng đến con trẻ.



Bà có lời khuyên nào dành cho các phụ huynh khi họ có ý định cho con học sớm, học vượt lớp?



Phụ huynh nên tham khảo ý kiến chuyên môn, ở đây là giáo viên tiểu học. Nhiều phụ huynh thường nghĩ là giáo dục là điều rất dễ, ai cũng làm được, nhưng chỉ có giáo viên mới biết con mình thực sự đã sẵn sàng đi học lớp 1 hay chưa.



Nếu muốn cho con đi học sớm, các phụ huynh nên cho con vào những trường có ít học sinh một lớp còn nếu lớp trên 50 học sinh dù giáo viên có giỏi đến mấy thì cũng không thể quan tâm hết đến trẻ được.



Xin cảm ơn bà!




Phạm Thịnh (thực hiện)


Nguồn:

Tin mới