Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Học ngành Lưu trữ học có khó xin việc như lời đồn?

(VTC News) -

Lưu trữ học không phải là ngành học quá mới nhưng qua nhiều mùa tuyển sinh, ngành học này vẫn thu hút số lượng lớn thí sinh đăng ký theo học.

Cùng với sự phát triển của xã hội, nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành Lưu trữ học đang nhận về nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Để biết được học ngành này ra trường sẽ làm việc tại những vị trí nào và cơ hội việc làm thế nào, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây.

Học ngành Lưu trữ học có khó xin việc như lời đồn? (Ảnh minh họa)

Cơ hội việc làm của ngành Lưu trữ học 

Lưu trữ học là ngành học cung cấp cho người học những kiến thức lý luận và thực tiễn về các lĩnh vực như: Văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng. Ngành này cũng giúp người học sau khi tốt nghiệp có thể trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ cơ bản trong công việc văn phòng, hành chính.

Trong quá trình học, sinh viên sẽ được rèn luyện kỹ năng về thực hiện nhiệm vụ văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng, phương pháp nghiên cứu và giảng dạy tại các trường đào tạo về lĩnh vực văn thư, lưu trữ và quản trị văn phòng. Sinh viên được học các kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực: Quản trị văn phòng, quản trị nhân sự, thư kí văn phòng, hành chính, trị sự.

Với những kiến thức được học tại trường, sau khi tốt nghiệp sinh viên hoàn toàn có thể đảm nhận các vị trí công việc tại bộ phận lưu trữ của cơ quan nhà nước, quản lý nhân sự, thư ký văn phòng, cán bộ văn thư, chuyên viên văn thư, chuyên viên hành chính, chuyên viên trị sự.

Hiện các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp đều có bộ phận về văn phòng và công tác văn thư nên sinh viên sau khi tốt nghiệp có cơ hội việc làm rất rộng mở. Sinh viên học ngành này có thể làm việc trong tất cả các loại hình cơ quan như tổ chức chính trị - xã hội, cơ quan nhà nước, doanh nghiệp từ Trung ương đến địa phương.

Các tổ hợp xét tuyển ngành Lưu trữ học

Với ngành Lưu trữ học, bạn có thể sử dụng các khối thi sau để đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, mỗi trường sử dụng một tổ hợp khác nhau nên trước khi đặt bút đăng ký nguyện vọng, bạn cần phải tìm hiểu thông tin chi tiết về thông tin tuyển sinh của ngôi trường mà bạn muốn theo học.

  • A01: Toán, Vật lý, tiếng Anh 
  • C00: Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý
  • C19: Ngữ văn, Lịch Sử, Giáo dục công dân 
  • C20: Ngữ văn, Địa lí, Giáo dục công dân
  • D01: Ngữ văn, Toán, tiếng Anh 
  • D04: Ngữ văn, Toán, tiếng Trung 
  • D14: Ngữ văn, tiếng Anh, Lịch sử 
  • D15: Ngữ văn, Địa lí, tiếng Anh 
  • D78: Ngữ văn, Khoa học xã hội, tiếng Anh 

Hiện ngành Lưu trữ học trên cả nước chỉ có 3 cơ sở đào tạo, gồm: trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Học viện Hành chính Quốc Gia, trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM, trường Đại học Nội vụ

Anh Anh (Tổng hợp)

Tin mới