Sinh vật này có tên là Cartorhynchus lenticarpus, thuộc nhóm bò sát đã tuyệt chủng được gọi là ichthyizard.
Hóa thạch của chúng được tìm thấy ở tỉnh An Huy, Trung Quốc. Cartorhynchus lenticarpus được cho là sống cách đây 248 triệu năm.
Không có nhiều thông tin về tổ tiên của sinh vật này, nhưng các chuyên gia tin rằng chúng có liên quan chặt chẽ với cá sấu, khủng long và chim non hơn là thằn lằn và rắn.
Hóa thạch được tìm thấy ở An Huy, Trung Quốc. (Ảnh: PA)
"Bằng nghiên cứu về hàm răng tròn bất thường của của loài này, chúng ta hiểu rõ hơn về cách thức các sinh vật này tiền hóa và lối sống của chúng", Olivier Rieppel, một nhà nghiên cứu cổ sinh tại Bảo tàng Field ở Chicago và là một trong những tác giả nghiên cứu cho biết.
Với chiều dài gần 0,5m, cartorhynchus là loài ichthyizard có kích thước nhỏ nhất được biết đến. Chúng có thể từng sống trên cả đất liền và biển.
Trong khi phân tích mẫu hóa thạch, các nhà khoa học phát hiện ra những chiếc răng giống đá cuội trong mõm của cartorhynchus.
Nhóm nghiên cứu tin rằng những chiếc răng có hình dạng đặc biệt này được sử dụng để nghiền nát vỏ ốc hoặc các động vật thân mềm như ngao.
Cùng với phần chân có chức năng tương tự mái chèo, cartorhynchus còn có phần cổ tay linh hoạt để di chuyển trên mặt đất.
Ông Rieppel tin rằng cartorhynchus có thể sống gần bờ và nhắm tới con mồi là các động vật không xương sống dưới đáy biển.
Cartorhynchus được cho là đã sống sót tới khoảng 4 triệu năm sau sự kiện tuyệt chủng tồi tệ nhất trong lịch sử Permi-Triassic, quét sạch 96% sinh vật trên toàn cầu.
"Bằng cách hiểu rõ hơn về cách mà những con ichthyizard này phát triển, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về cách sự sống phục hồi sau thời kỳ tuyệt chủng và các thông tin này vẫn còn liên quan đến ngày hôm nay", Rieppel cho hay.