Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm?

(VTC News) -

Viêm đường hô hấp kèm triệu chứng ho rất dễ gặp không chỉ ở trẻ em mà cả người lớn, đặc biệt là khi thời tiết chuyển mùa.

Có thể nói, ho là một triệu chứng khá phổ biến. Hơn hết, tình trạng ho kéo dài không chỉ khiến người bệnh mệt mỏi mà còn gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Nếu tình trạng này kéo dài có thể sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy khó lường.

Ho là một phản xạ tự nhiên của cơ thể giúp loại bỏ các chất gây kích ứng ra khỏi đường hô hấp. Vì vậy, phản xạ ho cũng là cách để cơ thể tự bảo vệ và chữa lành. Ho có đờm xảy ra khi trong đường thở sinh ra dịch nhầy được xuất ra ở mũi, miệng. Thông thường, người bệnh hay ho nhiều vào ban đêm vì khi nằm ngủ dịch nhầy bị tích tụ ở phía sau cổ họng gây kích thích ho.

Nguyên nhân dẫn đến ho có đờm kéo dài

Viêm thanh quản: các virus tấn công vào cổ họng sẽ làm dây thanh quản bị nhiễm khuẩn, nhiễm độc tố, từ đó hình thành những cơn ho kèm theo mất tiếng. Nhiều trường hợp người bệnh khi nội soi thanh quản phát hiện bên trong có rất nhiều mảng mủ, đây chính là nguyên nhân khiến người bệnh ho ra đờm và khó thở.

Viêm họng cấp: bệnh này thường gặp ở những người có thói quen sử dụng nước đá liên tục khiến cổ họng bị viêm, ngoài ho có đờm người bệnh còn có thể bị sốt cao, đau rát họng, ngay cả khi nuốt nước bọt cũng cảm thấy khó chịu.

Ho do viêm phế quản cấp và mãn tính: Thường gặp ở người có tiền sử hút thuốc lá nhiều. Bắt đầu là những cơn ho khan, rát họng sau dần sẽ chuyển thành ho có đờm, chảy nước mũi.

Ngoài ra, bạn cũng có thể dựa vào màu sắc khác nhau của đờm để nhận ra tình trạng bệnh của mình.

Ho có đờm kéo dài có nguy hiểm không?

Nếu tình trạng ho đờm kéo dài hơn 3 tuần không khỏi thì có thể người bệnh đã bị ho có đờm mãn tính. Và đây cũng là dấu hiệu của nhiều bệnh hô hấp nguy hiểm.

Bệnh phế quản mãn tính: Là một loại của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD). Đây là tình trạng viêm phế quản cấp tính nhưng không được điều trị dứt điểm gây tái đi tái lại nhiều lần, dẫn đến việc các ống phế quản bị tổn thương nghiêm trọng tạo ra nhiều đàm, gây ho và khó thở.

Nếu không được khắc phục sớm, viêm phế quản mãn tính có thể biến chứng trở thành bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vô cùng nguy hiểm, khó điều trị, để lại nhiều hậu quả lâu dài và thậm chí có thể đe dọa đến tính mạng của người bệnh.

Bệnh giãn phế quản: Bệnh giãn phế quản có triệu chứng khá giống bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tuy nhiên, khi ho, người bệnh sẽ khạc ra đờm có mủ, đặc, màu vàng xanh (giãn phế quản ướt) hoặc đờm có máu (giãn phế quản khô).

Bệnh lao phổi: Ho đờm kéo dài không khỏi có thể là dấu hiệu của bệnh lao phổi. Hay nói cách khác, lao phổi là nguyên nhân khiến tình trạng ho có đờm kéo dài không dứt. Lúc này, người bệnh có thể ho ra máu tươi. Nếu bệnh nặng, có thể biến chứng suy hô hấp và tử vong.

Ung thư phổi: Nếu cơn ho của bạn kéo dài hơn hai tuần, đặc biệt là nếu đi kèm với chất nhầy có máu hoặc màu rỉ sét, khàn tiếng, nuốt đau và đau ngực. Có thể dấu hiệu này chỉ là cơn khởi phát hen ở người lớn nhưng bạn không nên chủ quan mà phải được kiểm tra bằng một số xét nghiệm cận lâm sàng cần thiết để không bỏ qua các khối u có thể xuất hiện trong phổi hay các bộ phận khác.

Tóm lại, ho có đờm thường là biểu hiện của các bệnh cấp tính (cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng, viêm xoang cấp,…). Tuy nhiên, nếu ho kéo dài không khỏi, đờm đặc, lẫn máu hoặc mủ, kèm theo khó thở, tức ngực thì có thể là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm khác. Do đó, khi bị ho đờm kéo dài không khỏi, người bệnh nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám, chẩn đoán và điều trị. 

Halixol - Giải pháp giảm ho, tiêu đờm hiệu quả

Siro Halixol với hoạt chất Ambroxol có chức năng long đờm, tiêu hủy chất nhầy. Thuốc Halixol được chỉ định trong các bệnh tắc nghẽn đường hô hấp cấp và mạn tính như hen phế quản và viêm phế quản, giãn phế quản do sản sinh quá nhiều nhầy và đờm. Thuốc giúp tăng cường hòa tan dịch nhầy trong các bệnh viêm mũi họng.

Liều lượng và cách dùng:

Đối với người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Liều khuyến cáo cho 2-3 ngày đầu điều trị là 10 ml x 3 lần/ngày. Sau đó dùng liều 10 ml x 2 lần/ngày hoặc 5 ml x 3 lần/ngày trong các ngày kế tiếp.

Đối với trẻ từ 5 - 12 tuổi: Liều thông thường là 5 ml x 2-3 lần/ngày.Từ 2 - 5 tuổi: 2,5 ml x 3 lần/ngày.

Trẻ em dưới 2 tuổi: 2,5 ml x 2 lần/ngày.

Để biết thêm thông tin chi tiết của sản phẩm, vui lòng xem thêm tại halixol.com.vn 

Bảo Anh

Tin mới