Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Hiệp hội truyền hình trả tiền đề xuất Thủ tướng chỉ đạo mua bản quyền Ngoại hạng Anh

Ban quyen Ngoai hang Anh: Chủ tịch VNPayTV gửi văn bản lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất xem xét và chỉ đạo về giá mua bản quyền Ngoại hạng Anh

(VTC News)- Hiện tại vẫn chưa có bất cứ văn bản mang tính pháp lý nào buộc các đài truyền hình tại Việt Nam phải hợp tác, không mua bản quyền bằng mọi giá.

Thông tin MP&Silva mua được bản quyền Ngoại hạng Anh tại Việt Nam trong 3 mùa 2016-2019 khiến cho cuộc đua giành quyền phát sóng giải đấu hấp dẫn nhất hành tinh trở nên khá phức tạp.

Đây cũng là điều kiện dễ phát sinh tư tưởng mua bản quyền Ngoại hạng Anh bằng mọi giá hòng giành lợi thế độc quyền như K+ nhiều năm trở lại đây. Tất nhiên, mức giá sở hữu gói độc quyền 3 năm tới không hề rẻ, thậm chí, số tiền khổng lồ ấy có thể tạo nên hiệu ứng xấu trong xã hội, gây thất thoát ngoại tệ không cần thiết.

Ngoại hạng Anh là món ăn tinh thần quen thuộc của khán giả Việt Nam
Mới đây, chủ tịch Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (VNPayTV), ông Vũ Văn Hiến đã gửi văn bản lên Thủ tướng Chính phủ đề xuất xem xét và chỉ đạo về giá mua bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa giải 2016-2019 theo phương án như sau:

Nếu bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa giải 2016-2019 có giá cao hơn mùa giải 2013-2016 trên 20% thì thống nhất không để các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền và các Đài mua bản quyền  phát sóng tại Việt Nam.

Đơn vị nào mua được giá với mức như mùa giải 2013-2016 hoặc cao hơn dưới 20% có trách nhiệm chia sẻ lại cho các đơn vị khác ở mức hợp lý, cụ thể tỷ lệ các trận đấu phát độc quyền thấp hơn mùa giải 2013-2016.


Trước đó, Bộ Thông tin& Truyền thông đã yêu cầu các đài truyền hình cũng như các đơn vị truyền hình trả tiền cần phối hợp chặt chẽ, chủ động trong đàm phán

bản quyền ngoại hạng Anh

trên tinh thần không chấp nhận mua bản quyền bằng mọi giá, hạn chế tối đa việc thông qua các đối tác trung gian làm tăng giá bản quyền và các hành vi cạnh tranh không lành mạnh để tránh bị mất kiểm soát, buộc phải chấp nhận những yếu tố bất lợi khi mua bản quyền.

Văn phòng Chính phủ cũng đã văn bản gửi cho các đơn vị VOV, VTV, VNPayTV và một số cơ quan liên quan khác về kiến nghị của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Chính động thái từ Chính phủ, Bộ Thông tin& Truyền thông, kiến nghị của Hiệp hội là cơ sở để đại diện 15 đài truyền hình, đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền nhóm họp để cùng thống nhất không mua bản quyền 3 mùa giải tới với giá cao quá 20% so với giá 3 mùa liền trước.

Các đài cũng thống nhất, không mua bản quyền bằng mọi giá, đồng thời các đơn vị cũng cam kết không đàm phán mua bản quyền riêng lẻ.

Các thành viên tham dự cũng thống nhất quan điểm không độc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh, giống như tình trạng đã từng xảy ra trước đây.

Điều đó có nghĩa, với số tiền 40 triệu USD đã từng bỏ ra vào tháng 10/2012, các đài Việt Nam đã thống nhất không bỏ ra số tiền vượt quá con số 50 triệu USD cho bản quyền Ngoại hạng Anh 3 mùa từ 2016-2019.


 Giá bản quyền Ngoại hạng Anh tại Việt Nam dự đoán sẽ rất cao
Tuy nhiên, cho tới thời điểm này, vẫn chưa có bất cứ văn bản pháp lý mang tính ràng buộc trách nhiệm, nghĩa vụ của các đài Việt Nam trong các phương án đề xuất ở trên.

Bài học từ vụ Canal Plus-K+ ba năm về trước vẫn còn nguyên giá trị khi mà VTV không làm tốt vai trò trưởng ban đàm phán dẫn đến thất bại mất mặt của các nhà đài Việt Nam trong nỗ lực tránh thêm một thương vụ độc quyền phát sóng Ngoại hạng Anh tại Việt Nam nữa.

Hi vọng, kịch bản xấu ấy sẽ không xảy ra thêm một lần nữa, để tránh cho một đợt chảy máu ngoại tệ không cần thiết trong hoàn cảnh kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn.


Nhạc Dương

Nguồn:

Tin mới