Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Hệ thống tên lửa hiện đại nào của Armenia bị UAV của Azerbaijan tiêu diệt?

(VTC News) -

Các hình ảnh xuất hiện trên MXH cho thấy hệ thống phòng không S-300, Pantsir-S của Armenia bị máy bay không người lái (UAV) của Azerbaijan tấn công và phá hủy.

Sau gần 1 tháng giao tranh ác liệt tại khu vực tranh chấp Karabakh, Azerbaijan và Armenia đều tuyên bố giành nhiều thắng lợi quan trọng, đồng thời khẳng định phá hủy nhiều vũ khí hiện đại của đối thủ.

Bằng chiến thuật sử dụng máy bay không người lái (UAV) tấn công đường không, Azerbaijan dường như đang chiếm ưu thế trong cuộc xung đột này. Theo đó, Baku đã phá hủy nhiều hệ thống phòng không hiện đại của Armenia trên chiến trường.

‘Rồng lửa’ S-300

S-300 là vũ khí quan trọng trong hệ thống phòng không của Armenia. Tuy nhiên, “rồng lửa” S-300 nằm trong khu vực trống trải và không có sự bảo vệ nào, do đó dễ dàng trở thành mục tiêu tấn công. Hiện vị trí hiện trường chính xác của các bức ảnh không được công bố.

Các chuyên gia bình luận cho biết, tổ hợp tên lửa S-300 đã bị phá hủy bởi một máy bay không người lái tấn công của Lực lượng vũ trang Azerbaijan ngày 9/10. Ngoài ra, một đoạn video về việc phá hủy trạm radar, một phần của tổ hợp S-300, cũng xuất hiện trên mạng.

S-300 của Armenia bị UAV Azerbaijan phá hủy.

Trong đoạn video, các phân cảnh do camera giám sát mặt đất ghi lại, cho thấy hệ thống phòng không của Armenia đã bị một máy bay không người lái Harpy do Israel sản xuất, tấn công từ trên cao.

Hiện những chiếc UAV Harpy này đang phục vụ trong lực lượng quân đội Azerbaijan. Trước đó, một số phương tiện truyền thông đưa tin, Israel đã bàn giao cho Azerbaijan tổ hợp cơ động Harpy do Tập đoàn Hàng không vũ trụ Israel (IAI) sản xuất, để thử nghiệm trong điều kiện chiến đấu. Tổ hợp này trước đó đã được thử nghiệm ở Syria.

Vấn đề nóng hổi hiện nay là vị trí chính xác của hệ thống phòng không S-300 khi bị phá hủy. Nếu S-300 nằm trong lãnh thổ của Armenia, đó có thể coi là hành động tấn công xâm lược nhằm vào quốc gia Nam Kavkaz.

'Lá chắn thép' Pantsir-S

Quân đội Azerbaijan vừa thông tin về việc phá hủy các hệ thống tên lửa phòng không Pantsir-S trong cuộc đụng độ với Armenia ở Karabakh. Truyền thông Nga sau đó cũng xác nhận việc hệ thống tên lửa và pháo phòng không Pantsir-S của quân đội Armenia đã bị tiêu diệt ở khu vực Nagorno-Karabakh. 

Theo chuyên gia quân sự Nga Yuri Kotenok, "lá chắn thép" Pantsir-S đã từng bị vô hiệu hóa ở Syria và Libya. Tổ hợp vũ khí phòng không của Nga đã "bất lực" trước đòn tấn công của các máy bay không người lái như Bayraktar TB2, do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất.

"Lá chắn thép" Pantsir-S do Nga sản xuất bị phá hủy ở Karabakh.

Ông Kotenok nói thêm rằng, thực tế việc sử dụng Pantsir-S của quân đội Armenia không được nêu ra trước đó. Armenia từng từ chối mua các hệ thống tên lửa và pháo phòng không Pantsir-S của Nga, nhưng đã có tổ hợp Pantsir-S bị phá hủy trên lãnh thổ Karabakh. Hiện chưa rõ hệ thống phòng không này xuất hiện như thế nào trên lãnh thổ của Karabakh. Tuy nhiên, Baku bày tỏ nghi ngờ việc Matxcơva cung cấp vũ khí hiện địa này cho Armenia.

Chuyên gia Nga cũng nhắc lại và phủ nhận thông tin quân đội Azerbaijan phá hủy hệ thống tên lửa chiến lược "Yars" do Nga sản xuất ở Karabakh.

Tên lửa phòng không S-125

Kênh Military Informant vừa đăng tải khoảnh khắc máy bay không người lái Nagor của Azerbaijan do Israel sản xuất, bắn trúng hệ thống tên lửa phòng không S-125 của Armenia trên khu vực sân bay Stepanakert.

Máy bay không người lái Nagor đã tự do di chuyển qua các vị trí của hệ thống phòng không Armenia, sau đó tấn công từ trên cao, tiêu diệt hoàn toàn S-125 của Armenia. 

Máy bay không người lái của Azerbaijan tấn công phá hủy hệ thống tên lửa của Armenia. (Ảnh minh họa)

Điểm nổi bật của máy bay không người lái do Israel sản xuất là khả năng biến đổi độc lập thành đạn bay. Theo đó, máy bay không người lái này được thiết kế thùng chứa nhiên liệu đặc biệt, và có thể tuần tra trong một khu vực nhất định trong thời gian dài, đồng thời tiêu diệt chính sác các mục tiêu mặt đất được chỉ định.

Các chuyên gia cho rằng, lý do khiến việc phát hiện máy bay không người lái trên bầu trời trở nên khó khăn là do các radar kém hiện đại hoặc do các phương tiện gây nhiễu được sử dụng liên tục trong các cuộc không kích.

Theo các nguồn tin, các hình ảnh vệ tinh trước đó về khu vực gần sân bay Stepankert không phát hiện thấy thiết bị phòng không nào tại vị trí này. Các hệ thống phòng không của Armenia sau đó đã được chuyển đến các vị trí gần sân bay. Tuy nhiên, việc triển khai các hệ thống phòng không ở đây đã không mang lại hiệu quả như mong đợi.

Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, đến ngày 20/10, quân đội nước này đã phá hủy nhiều thiết bị quân sự và vũ khí của Lực lượng vũ trang Armenia trong cuộc đụng độ ở Nagorno-Karabakh. Trong đó có 241 xe tăng, 50 xe chiến đấu bộ binh, 17 pháo tự hành, 198 bệ pháo, 58 súng cối, 53 vũ khí chống tăng, 198 xe tải quân sự, 40 hệ thống phòng không Osa, 9 hệ thống tác chiến vô tuyến-điện tử, 6 máy bay không người lái, 5 hệ thống tên lửa phòng không Kub và Krug, hệ thống tên lửa phòng không S-300,  3 SAM TOR, 2 hệ thống Uragan, 2 hệ thống tên lửa Elbrus, 1 súng phun lửa TOS và 1 SAM Tochka-U.

Ngoài ra, Azerbaijan cho biết thu giữ 39 xe tăng, 24 xe chiến đấu bộ binh, 12 súng cối, 25 súng phóng lựu, 102 xe tải quân sự thuộc Lực lượng vũ trang Armenia.

Trong khi đó, Armenia đã công bố dữ liệu về tổn thất của phía Azerbaijan trong các trận chiến ở Karabakh. Cụ thể, lực lượng phòng không ở Artsakh đã phá hủy 22 máy bay, 16 trực thăng và 195 UAV của Azerbaijan. Ngoài ra, tiêu diệt thêm 4 hệ thống súng phun lửa hạng nặng Solntsepek và 2 hệ thống rocket phóng loạt cỡ nòng lớn Smerch.

Quân đội Armenia cũng thông tin việc phá hủy 566 đơn vị thiết bị quân sự hạng nặng và 12 đơn vị xe bọc thép hạng nhẹ của Azerbaijan. Theo Armenia, thiệt hại về binh sỹ của Azerbaijan ước tính vào khoảng 6.259 người (tính đến ngày 19/10).

Theo bạn, ứng cử viên nào sẽ trở thành Tổng thống Mỹ vào tháng 11 tới đây?

Phong Vũ (Tổng hợp)

Tin mới