Cả đàn dơi lớn từ đâu kéo về dài dằng dặc như cái mương nước, nối đuôi nhau phải đến độ chục cây số.
Chỉ tay vào ngôi nhà ngói khang trang vừa xây xong, ông Vi Văn Sơn, người có “thâm niên" 30 năm đi lấy phân dơi về bán nói: "Từ khi có hang dơi với số lượng hàng triệu con này, người dân có thêm việc là quét phân dơi về bán.
Ngày trước, cả làng nhà nào cũng có người đến hang dơi lấy phân. Chả thế mà mấy năm nay, cuộc sống người dân khấm khá lên, không phải chạy ăn mùa giáp hạt nữa…".
Hang dơi lớn nhất miền Bắc
Lâu nay, ít ai biết được nơi miền quê thuộc xóm Đồng Sinh, xã Tân Lập, huyện Hữu Lũng (Lạng Sơn) vốn nghèo khó, ngẩng mặt lên bốn bên là những dãy núi đá vôi sừng sững cao chọc trời lại có một hang dơi khổng lồ.
Càng độc đáo hơn, đằng sau vẻ đẹp hoang sơ vốn có của hang động được thiên nhiên ban tặng này là nguồn sống vô tận cho người dân nơi đây.
Trong câu chuyện với một số người dân xã Tân Lập, hỏi về hang dơi từ người già đến trẻ con đều không hề lạ lẫm. Nhưng khi hỏi về gốc tích hang dơi này thì ít ai biết rõ.
Hang dơi từ bao đời nay nuôi sống nhiều hộ gia đình |
Theo chân anh Hứa Văn Phương, một thanh niên trong làng dẫn đường, chúng tôi phải băng qua cánh đồng, vượt qua một dốc đá mới đến được cửa hang.
Nhìn từ xa, hang dơi có cái miệng há ra lớn bằng một ngôi nhà năm gian. Đi sâu vào hang, cảm giác đầu tiên là một thứ mùi hôi, mùi của chất phốt pho nồng nặc xốc ngược vào mũi khiến ai cũng buồn nôn. Đó là mùi đặc trưng của phân dơi trộn lẫn với nước tiểu của dơi.
Những âm thanh lạ của dơi phát ra, tiếng nước chảy, tiếng gió vít mạnh vào các cửa hang trên đỉnh làm cho hang dơi vốn hoang sơ càng trở nên kỳ bí.
Luồn lách qua các con hào sâu, qua từng ngóc ngách, những con đường mòn, "đường hầm", phải mất hơn 30 phút mới lên đến một bãi nền bằng phẳng của hang. Bốn bên hang dơi rộng lớn này là những bức tường bằng đá vôi, có nơi nhẵn bóng, có nơi rất nhiều nhũ đá với hình thù hoa văn rất đẹp.
Một cửa phụ của hang dơi |
Hang dơi ở đối diện nhà ông Ban Văn Mình ở xóm Đồng Sinh. Năm nay ông Mình xấp xỉ tuổi 80 nên hầu như chuyện gì ở cái làng này, nhất là chuyện về hang dơi, ông đều biết rõ mười mươi.
Ít nhất phải mất hơn bốn giờ đồng hồ đàn dơi mới bay được hết vào hang.
Đổi đời từ... nhặt phân dơi
Từ bao đời nay, người dân xã Tân Lập sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, cây trồng chính vùng này là cây lúa. Ngoài ra còn có cây hoa màu và cây ăn quả như cây na. Phân dơi rất tốt do hàm lượng phốt pho, đạm cao.
Qua lời giới thiệu, chúng tôi tìm đến nhà ông Vi Văn Sơn là người có thâm niên đến nay đã hơn 30 năm chuyên đi lấy phân dơi về bán. Ngôi nhà ngói khang trang, nền lát gạch hoa, có ti vi và cả tủ lạnh, đó là công sức từ việc quét nhặt những hạt phân dơi nhỏ bé ấy.
Mỗi tháng, số tiền tích cóp được từ việc bán phân dơi ông Sơn đều dành dụm để gửi lên cho hai cô con gái hiện đang học đại học dưới Hà Nội.
"May mà có cái hang dơi này nên dân ở đây có thêm thu nhập. Bây giờ trông vào mấy cây lúa, cây ngô cũng chỉ đủ ăn là may mắn lắm rồi", ông Sơn kể.
Ông Ban Văn Mình (bên trái) và ông Dương Bá Lộc xóm Đồng Sinh kể chuyện về sự tích hang dơi |
Chúng tôi thắc mắc, cả làng mưu sinh bằng nghề lấy phân dơi mang đi bán kiếm tiền xây được nhà, mua được xe máy và các vật dụng đáng giá trong nhà.
Vậy phân dơi ở đâu mà lắm thế? Điều này được ông Ma Văn Khang, người cùng làng với ông Sơn giải thích: Đàn dơi có số lượng đông đến
h
àng
triệu con, hơn nữa thời gian chúng trú ngụ tại hang bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 9.Theo Cao Tuân - Trần Hoàn (
ĐS&PL
)