Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Hải Dương và Hưng Yên từng sáp nhập thành tỉnh nào?

(VTC News) -

Ngày 26/1/1968, theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên sáp nhập thành tỉnh mới.

1. Hải Dương và Hưng Yên từng sáp nhập thành tỉnh nào?

  • A

    Hải Hưng

    Hải Hưng là một tỉnh cũ ở vùng đồng bằng sông Hồng. Ngày 26/1/1968, theo Nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội Việt Nam, hai tỉnh Hải Dương và Hưng Yên sáp nhập thành tỉnh Hải Hưng.
    Khi hợp nhất, tỉnh có 2 thị xã: thị xã Hải Dương (tỉnh lị), thị xã Hưng Yên và 20 huyện: Ân Thi, Bình Giang, Cẩm Giàng, Chí Linh, Gia Lộc, Khoái Châu, Kim Động, Kim Thành, Kinh Môn, Mỹ Hào, Nam Sách, Ninh Giang, Phù Cừ, Thanh Hà, Thanh Miện, Tiên Lữ, Tứ Kỳ, Văn Giang, Văn Lâm, Yên Mỹ. 

  • B

    Dương Yên

  • C

    Hải Yên

  • D

    Hưng Hải

2. Tỉnh này tồn tại trong bao nhiêu năm?

  • A

    22

  • B

    24

  • C

    26

  • D

    28

    Ngày 6/11/1996, Kỳ họp thứ 10 Quốc hội khóa IX ra nghị quyết chia tỉnh Hải Hưng để tái lập tỉnh Hải Dương và tỉnh Hưng Yên.
    Tỉnh Hải Dương gồm: thị xã Hải Dương và 8 huyện: Cẩm Bình, Chí Linh, Gia Lộc, Kim Môn, Nam Thanh, Ninh Giang, Thanh Miện, Tứ Kỳ.
    Tỉnh Hưng Yên gồm: thị xã Hưng Yên và 5 huyện: Ân Thi, Châu Giang, Kim Động, Mỹ Văn, Phù Tiên.
    Ngày 24/7/1999, huyện Châu Giang tách thành 2 huyện Khoái Châu và Văn Giang. Đồng thời, chia lại huyện Mỹ Văn thành 3 huyện: Mỹ Hào, Văn Lâm và Yên Mỹ. 

3. Tên gọi Hải Dương mang ý nghĩa gì?

  • A

    Ánh mặt trời chiếu thẳng

  • B

    Biển trời

  • C

    Ánh mặt trời biển Đông

    Theo Cổng thông tin điện tử tỉnh Hải Dương, về ý nghĩa của hai chữ Hải Dương. Theo nghĩa chữ Hán: Hải là biển, Dương là ánh sáng, ánh mặt trời. Hải Dương nằm ở phía Đông kinh thành Thăng Long. Hướng Đông cũng là hướng mặt trời mọc. Vì vậy Hải Dương có nghĩa là "ánh mặt trời biển Đông" hay "ánh sáng từ miền duyên hải (phía Đông) chiếu về".
    Dưới triều Mạc, vào năm Đinh Hợi (1527), Mạc Đăng Dung cho đặt Hải Dương làm Dương Kinh. Trích phủ Thuận An ở kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình ở Sơn Nam cho lệ thuộc vào Dương Kinh. Sách Đại Nam nhất thống chí, quyển 17 cũng có ghi về sự kiện này rằng: “Nhà Mạc đặt Nghi Dương làm Dương Kinh, trích lấy phủ Thuận An thuộc trấn Kinh Bắc và các phủ Khoái Châu, Tân Hưng, Kiến Xương, Thái Bình thuộc trấn Sơn Nam cho lệ vào Dương Kinh".

  • D

    Ánh sáng của biển

4.  Tỉnh Hưng Yên có bao nhiêu ngọn núi lớn?

  • A

    1

  • B

    3

  • C

    5

  • D

    Không có núi

    Tỉnh không có núi, rừng và biển ở Việt Nam mà chỉ có đồng bằng chính là Hưng Yên, dân số khoảng 1.302.000 người.
    Hưng Yên giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Hải Dương, Thái Bình, Hà Nam, Hà Nội. Tỉnh diện tích khoảng 900 km2, chiếm 6,02% diện tích đồng bằng Bắc Bộ.
    Dù không có lợi thế về rừng biển nhưng Hưng Yên vẫn giữ cho mình chỗ đứng riêng với nhiều công trình cổ kính độc đáo. Những công trình tôn giáo, tín ngưỡng hay lễ hội tạo nên không gian văn hóa vừa đa dạng văn hóa vừa đa dạng hình thức, đậm đà bản sắc dân tộc. 

6. Tỉnh nào thuộc vùng thủ đô nhưng không giáp Hà Nội?

  • A

    Phú Thọ 

  • B

    Bắc Giang

  • C

    Hải Dương

    Nghị định 91 năm 2021 của Chính phủ quy định vùng thủ đô gồm 10 tỉnh, thành: Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ, Bắc Giang và Thái Nguyên. Trong số này, duy nhất Hải Dương không giáp Hà Nội. Hải Dương rộng hơn 1.660 km2 với gần hai triệu người. Trung tâm hành chính của tỉnh là thành phố Hải Dương, cách Hà Nội 57 km.  

  • D

    Thái Nguyên

Lâm Hoàng

Tin mới