Cũng theo CNN, Hạ viện Mỹ tối 31/05 (theo giờ Mỹ) đã bỏ phiếu thông qua dự luật nâng trần nợ công tránh nguy cơ nước Mỹ vỡ nợ lần đầu tiên trong lịch sử. Với 314 phiếu thuận và 117 phiếu chống, Trong đó có 71 Hạ nghị sỹ Cộng hòa và 46 Hạ nghị sỹ Dân chủ đã bỏ phiếu không ủng hộ dự luật.
Dự luật trên sẽ cần được Thượng viện Mỹ thông qua trước khi được gửi tới Tổng thống Mỹ Joe Biden để ký thành luật. Tại Thượng viện vẫn chưa rõ có bao nhiêu nghị sĩ ủng hộ dự luật này cũng như thời điểm cuộc bỏ phiếu diễn ra.
Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy (giữa) trong cuộc họp báo tại Điện Capitol hôm 30/5. (Ảnh: CNN)
Khung thời gian để Quốc hội Mỹ thông qua các dự luật rất chặt chẽ và có rất ít sai sót.
Việc Hạ viện Mỹ thông qua dự luật đình chỉ trần nợ công diễn ra trong bối cảnh Quốc hội Mỹ đang chạy đua với thời gian nhằm ngăn nước này vỡ nợ lần đầu tiên. Ngày 5/6 là thời hạn được Bộ Tài chính Mỹ đặt ra để thanh toán các khoản vay của chính phủ liên bang. Trong trường hợp xấu nhất khi Mỹ vỡ nợ, nền tình kinh tế toàn cầu cũng sẽ bị tác động ít nhiều.
Việc đình chỉ trần nợ công đến năm 2025 sẽ loại bỏ nguy cơ vỡ nợ cho đến sau cuộc bầu cử tổng thống 2024. Ngoài việc giải quyết giới hạn nợ, dự luật còn hạn chế chi tiêu phi quốc phòng, mở rộng điều kiện đối với các cá nhân được nhận trợ cấp tem phiếu thực phẩm và thu lại một số quỹ hỗ trợ COVID-19 và nhiều chính sách khác.
Thỏa thuận đình chỉ trần nợ công được đại diện hai đảng Cộng hòa và Dân chủ công bố vào cuối tuần trước, cùng với đó các cuộc đàm phán giữa Chủ tịch Hạ viện Kevin McCarthy và ông Biden.
Ông McCarthy cùng các đồng minh hàng đầu của ông đã bày tỏ sự tin tưởng dự luật sẽ được thông qua trước cuộc bỏ phiếu.
“Tôi tin tưởng rằng chúng tôi sẽ thông qua dự luật”, McCarthy nói với các phóng viên tại Điện Capitol hôm 30/5.
Văn phòng Ngân sách Quốc hội Mỹ đã nói với ông McCarthy trong một lá thư vào tối 30/5 rằng dự luật sẽ giúp nước này giảm thâm hụt ngân sách 1.500 tỷ USD trong 10 năm tới, kết quả tiền lãi từ khoảng nợ công này sẽ giảm ít nhất 188 tỷ USD. Chi tiêu ngoài quốc phòng dự kiến cũng sẽ giảm 1.300 tỷ USD trong giai đoạn 2024-2033.