Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Giới khoa học Việt Nam tìm giải pháp phát triển nhanh vaccine COVID-19

Vaccine COVID-19 của Việt Nam bước đầu thử nghiệm trên chuột, tuy nhiên để thương mại hóa còn nhiều bước và cần phối hợp các bên, thực hiện song song.

Chiều 5/4, Bộ Khoa học và Công nghệ có cuộc họp với các nhà khoa học, viện nghiên cứu, doanh nghiệp... cùng bàn giải pháp phát triển vaccine COVID-19. Chủ trì cuộc họp, Thứ trưởng Phạm Công Tạc mong muốn các nhà khoa học, công nghệ cùng bàn giải pháp để Việt Nam chủ động trong việc phát triển vaccine COVID-19.   

Theo ông Tạc, dù Việt Nam khẳng định trình độ trong sản xuất nhiều loại vaccine phục vụ cho tiêm chủng mở rộng, sởi, rubella... nhưng với COVID-19 bài toán thách thức hơn nhiều. "Đây là lúc cần hợp sức các bên", Thứ trưởng Phạm Công Tạc nói.   

Đồng tình quan điểm này, TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vaccine và sinh phẩm số 1 Vabiotech (Bộ Y tế) khẳng định, với vacine COVID-19 mới và khó. Mới vì chưa từng có vaccine corona nào được thương mại hóa nên chưa có công nghệ. Khó vì COVID-19 còn nhiều yếu tố miễn dịch chưa có câu trả lời, trong khi bản chất của vaccine là miễn dịch.   

Thêm nữa, với vacvine cho đại dịch cần nhanh, nhiều và rẻ nên đây là một thách thức với các nhà sản xuất. "Vì vậy việc phối hợp là cần thiết, không phải một đơn vị có thể sản xuất được", ông Đạt nói.

TS Đỗ Tuấn Đạt phát biểu tại buổi họp chiều 5/4.

Thế giới đang bước vào cuộc đua phát triển vaccine COVID-19 với sự tham gia của gần 100 nhà sản xuất. TS Đạt cho rằng, Việt Nam cần có nhiều nhà công nghệ cùng tham gia để lựa chọn công nghệ tối ưu.   

Hiện nhóm nghiên cứu của Vabiotech hợp tác với các nhà khoa học Anh thành công bước đầu trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của nCoV. Đây là thành phần quan trọng của vaccine, khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại nCoV, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Nhóm nghiên cứu đã tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại nCoV.

Tiêm thử nghiệm vaccine trên chuột tại Vabiotech. (Ảnh: VnExpress)

Thông thường, để tạo ra được một loại vaccine mới cần trải qua nhiều giai đoạn nhằm đảm bảo tính an toàn, hiệu quả hoạt động của vaccine. 

Theo TS Đạt, để một vaccine có thể thương mại hóa, sau khi nghiên cứu thành công còn nhiều bước cần thực hiện. Trong đó các thí nghiệm trên động vật, trên người, đánh giá an toàn... là cần thiết và bắt buộc phải làm. Đòi hỏi các đơn vị có chức năng tham gia thực hiện. 

Ví dụ xây dựng được mô hình đánh giá thí nghiệm trên động vật (khỉ đang là lựa chọn tối ưu), trên người, hồ sơ cấp phép... "Phải có cơ quan có chức năng tham gia và chuẩn bị trước chứ không phải đợi đến khi có vaccine mới bắt đầu thực hiện các công việc này", TS Đạt nói và đề nghị Bộ Khoa học và Công nghệ hỗ trợ từ khâu nghiên cứu cơ bản, các đánh giá trong phòng thí nghiệm và trên động vật, nâng quy trình tốt nhất để sản xuất với số lượng lớn nhằm phát triển vaccine COVID-19 đáp ứng yêu cầu thực tế.   

Thứ trưởng Phạm Công Tạc cho biết, Bộ sẽ mời các chuyên gia tư vấn, lựa chọn hướng khả thi nhất để phát triển nhanh vaccine COVID-19. 

Video: Vaccine lao có tác dụng phòng chống COVID-19 không

Nguồn: VnExpress

Tin mới