Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Giải mã bí ẩn tượng khổng lồ trên 'hòn đảo cô đơn'

(VTC News) - Pho thấp thì vài mét, nặng vài tấn, pho tượng cao nhất tới 21m và nặng 150 tấn.

Đảo Rapanui của Chilê là một hòn đảo núi lửa, được mệnh danh là hòn đảo cô đơn, bởi nó nằm giữa Thái Bình Dương. Hòn đảo cách đất liền Nam Mỹ 3.700km, cách hòn đảo có người ở gần nhất cũng 2.200km.

Năm 1722, người Hà Lan đặt chân lên hòn đảo này, vào đúng ngày 5/4, là ngày lễ Phục Sinh, nên đặt tên cho nó là đảo Phục Sinh.

Các thủy thủ Hà Lan đã vô cùng sửng sốt khi phát hiện ra hàng trăm tượng đá khổng lồ, dấu vết của một nền văn minh lớn.

Tuy nhiên, họ đã không tìm thấy cư dân của nền văn minh này, mà chỉ tìm thấy những người Polynesia sống theo kiểu nguyên thủy, ăn lông ở lỗ.

Những tượng đá thể hiện gương mặt của một giống người khác, với những đặc trưng nổi bật như khuôn mặt dài, mũi hếch, môi mỏng, trán rộng, tai to và dài.

Khắp thân các tượng đá chạm khắc hình chim bay. Có 30 tượng đội mũ đỏ hình trụ tròn. Trông xa, như thể những pho tượng đó đội vương miện màu hồng.

Những pho tượng đều rất cao lớn. Pho thấp thì vài mét, nặng vài tấn, pho tượng cao nhất tới 21m và nặng 150 tấn. Những chiếc mũ cũng nặng cả tấn.

Từ ngày phát hiện ra hòn đảo cùng những pho tượng lạ lùng, các nhà khoa học đã vào cuộc nghiên cứu, giải mã, song suốt 200 năm qua, họ chưa tìm được câu trả lời thích đáng.

Điều đặc biệt là cư dân trên đảo không hề biết lai lịch những tượng đá. Cư dân khẳng định rằng họ không tham gia vào việc tạc tượng.

Khi các thủy thủ Hà Lan đặt chân lên hòn đảo này, cư dân còn chưa biết dùng đồ sắt, thì không hiểu đục đẽo tượng đá kiểu gì.

Các nhà khoa học đã tìm được nơi cư dân cổ khai thác đá chế tác tượng. Thật đáng ngạc nhiên khi đá núi rất cứng, mà người ta có thể cắt gọt đơn giản như thể cắt bánh ga-tô.

Cứ cho là người xưa đã có công nghệ chế tác cao, nhưng vận chuyển tượng đá nặng hàng chục, thậm chí cả trăm tấn kiểu gì trên một đoạn dường dài?

Các nhà khoa học đều chung nhận định rằng, chỉ có thể dùng những cây gỗ lớn làm con lăn để di chuyển những bức tượng khổng lồ.

Nhưng ngày các thủy thủy Hà Lan đặt chân lên đảo, hòn đảo này trọc lốc, rất hiếm cây cối.

Toàn hòn đảo chỉ có 50 loài thực vật. Cây cối lớn nhất ở hòn đảo lộng gió, khô cằn này này cỡ bắp chân người, cao không quá 3m.

Ngoài ra, hiện trên đảo này, chỉ có 3000 cư dân. Với khối lượng công việc như thế, ước chừng phải có 5.000 lao động khỏe mạnh, làm việc liên tục nhiều năm ròng.

Ở hòn đảo này, đến việc kiếm ăn còn khó khăn, nói gì đến việc phải có hàng vạn người phục vụ từng ấy lao động làm việc ròng rã hàng trăm năm?

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra dấu tích của loài cọ dừa, từng tồn tại trên hòn đảo này.

Dấu tích để lại là phấn hoa hóa thạch. Đó là phấn hoa của loài cọ Jubaea.

Cọ Jubaea dừa là loài cây rất lớn trên đảo, chúng cao tới 30 và có đường kính tới 1m. Thân cọ dừa tròn, vừa có độ cứng, lại có độ dẻo dai, phù hợp với việc làm con lăn, vận chuyển vật liệu trọng tải lớn.

Các nhà khoa học tin rằng, người xưa đã chế tác đá thành những pho tượng, rồi vận chuyển bằng con lăn ra tận mép nước.

Các hố được đào sẵn và những pho tượng được chôn sâu xuống lòng đất, chỉ hở phần đầu và thân lên khỏi mặt đất.

Từ kết luận này, nhiều nhà khoa học đã khẳng định rằng, do các bộ tộc trên đảo mải mê với việc chạy đua tạc tượng, nên đã phá hết rừng, cọ.

Và nền văn minh này bị diệt vong chính là do họ đã tàn phá thảm thực vật, gây ra thảm họa sinh thái. Sự diệt vong này cũng tương tự như với nền văn minh Maya, Viking.

Tuy nhiên, một số nhà khoa học lại phản bác ý kiến này. Họ cho rằng, nguyên nhân chính là do chuột. Có thể con người khi lên đảo đã mang theo chuột.

Các quả cọ ẩn trong lớp trầm tích ở bờ biển cho thấy chúng đều bị chuột gặm nhấm. Loài cọ to lớn đã bị tuyệt chủng bởi chuột! Và đó cũng là nguyên nhân khiến nền văn minh đảo Phục Sinh biến mất.

Dù sao, đó cũng chỉ là những giả thuyết. Những bí ẩn ở hòn đảo Phục Sinh vẫn chờ sự giải đáp từ các nhà khoa học.

Nguồn:

Tin mới