Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Giai đoạn nào nguy hiểm nhất khi mắc sốt xuất huyết?

(VTC News) -

Giai đoạn nào nguy hiểm nhất khi mắc sốt xuất huyết là thắc mắc của hầu hết các bệnh nhân bị bệnh truyền nhiễm này.

Theo ThS.BSCKII, Nguyễn Thu Hường, Trưởng khoa Bệnh Nghề nghiệp, Bệnh viện Thanh Nhàn (Hà Nội), sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus lây truyền qua muỗi, gây các triệu chứng giống như cúm nặng, đôi khi có thể dẫn tới biến chứng và gây tử vong, được gọi là sốt xuất huyết Dengue nặng.

Thông thường, diễn biến của sốt xuất huyết thường xảy ra trong 10 ngày đầu. Từ ngày thứ 1 đến ngày thứ 3, tình trạng ít nghiêm trọng hơn. Lúc này, nếu bệnh nhân đến khám và được chẩn đoán sốt xuất huyết, bác sĩ sẽ hướng dẫn theo dõi tại nhà bằng việc đo nhiệt độ, bù nước điện giải và chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân, hẹn tái khám.

Trường hợp bệnh nhân sốt li bì, đau đầu, nôn, không ăn uống được, ý thức giảm… là các dấu hiệu tiên lượng bệnh nặng. Dù chỉ đang ở ngày thứ 2, bệnh nhân cũng cần đến cơ sở y tế để thăm khám, từ đó có sự can thiệp kịp thời của nhân viên y tế.

Từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 7 thường là thời gian bệnh diễn biến nặng, tiểu cầu giảm, mất nước, số. Những ngày này, bác sĩ sẽ theo dõi sát bệnh nhân. Nếu tình trạng bệnh nhân ổn định có thể được cho ra viện.

Bệnh sốt xuất huyết là bệnh do muỗi truyền, hiện chưa có vaccine và thuốc điều trị đặc hiệu. Biện pháp hiệu quả để phòng bệnh hiện nay là diệt muỗi, diệt lăng quăng, bọ gậy và phòng muỗi đốt. Các gia đình cần vệ sinh sạch sẽ nhà cửa, đặc biệt là những nơi dễ ẩm ướt; phun thuốc chống muỗi đúng cách. Bác sĩ cũng khuyên nên mắc màn khi ngủ, mặc quần áo dài phòng muỗi đốt ngay cả ban ngày.

Bệnh nhi từng điều trị sốt xuất huyết tại Bệnh viện Thanh Nhàn. (Ảnh: AB)

Theo CDC Hà Nội, tuần qua (từ 14 đến 21/7), trên địa bàn Hà Nội ghi nhận thêm 442 ca mắc sốt xuất huyết (tăng 1,5 lần so với tuần trước đó). Trong đó, huyện Thạch Thất có số lượng bệnh nhân nhiều nhất là 109, tiếp đến là quận Hoàng Mai 35 bệnh nhân, quận Bắc Từ Liêm có 29 bệnh nhân, các huyện Đan Phượng, Thanh Trì, Thường Tín có 23 bệnh nhân, huyện Phú Xuyên và Thanh Oai có 20 bệnh nhân.

Từ đầu năm 2023 tới nay, Hà Nội ghi nhận 1.556 ca mắc (tăng hơn 4 lần so với cùng kỳ năm 2022), chưa ghi nhận ca tử vong. Bệnh nhân phân bố tại 30/30 quận, huyện, thị xã, 320/579 xã, phường, thị trấn.

Cũng trong tuần qua, Hà Nội thêm 19 ổ dịch sốt xuất huyết tại 11 quận, huyện. CDC Hà Nội cho rằng, số mắc sốt xuất huyết tiếp tục có xu hướng gia tăng nhanh trong 3 tuần gần đây. Một số ổ dịch có nhiều bệnh nhân, diễn biến kéo dài. Kết quả kiểm tra giám sát tại các ổ dịch cho thấy, một số tồn tại như xử lý chưa triệt để, chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ, tỷ lệ phun hóa chất chưa đạt yêu cầu.

Dự báo, thời gian tới, số mắc sốt xuất huyết có thể tiếp tục gia tăng và xuất hiện thêm các ổ dịch, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch cũ, các xã, phường có diễn biến dịch các năm phức tạp.

AN BÌNH

Tin mới