Theo nhận định của các doanh nghiệp bán lẻ và doanh nghiệp đầu mối xăng dầu, do lo ngại nguồn cung và lực mua kỹ thuật đã đẩy giá xăng dầu tăng vọt lên mức cao nhất trong 9 tuần.
Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,9 USD, lên mức 73,63 USD, Giá dầu Brent tăng 0,67 USD, lên mức 78,15 USD/thùng.
Đây là mức giá cao nhất đối với dầu Brent và dầu WTI kể từ đầu tháng 5 tới nay. Cả hai mặt hàng dầu chuẩn này đều đã ghi nhận mức tăng khoảng 5% trong tuần.
Do chịu tác động bởi giá dầu thô trên thế giới, dự báo giá bán lẻ xăng dầu trong nước sau kỳ điều hành chiều 11/7 tới có thể tăng nhẹ.
Cụ thể, giá xăng có thể tăng ở mức 200 - 300 đồng/lít, tương tự, giá các loại dầu được dự báo cũng sẽ tăng tương ứng ở mức 200 – 300 đồng/lít.
Giá bán lẻ xăng dầu dự báo tặng nhẹ trong kỳ điều hành tới (Ảnh Công Hiếu).
Ngày 9/7, giá các mặt hàng xăng dầu trong nước phổ biến trên thị trường như sau: xăng RON95-III ở mức 21.428 đồng/lít, xăng E5 RON92 20.470 đồng/lít, dầu diesel 18.169 đồng/lít, dầu hỏa 17.926 đồng/lít và dầu mazut 14.623 đồng/kg.
Báo cáo sơ kết 6 tháng hoạt động của ngành mới đây, Bộ Công thương nhận định về tình hình giá xăng dầu 6 tháng đầu năm và đưa ra một số dự báo tình hình cho các tháng cuối năm.
Theo Bộ Công Thương, mặt bằng giá xăng dầu trong nước hiện đang thấp hơn 29,7-39,5% so với cùng kỳ nửa đầu năm 2022.
Cụ thể, giá xăng RON 95 hiện ở mức 21.420 đồng một lít, giảm 35%; dầu diesel ít hơn 39%, dầu hỏa ít hơn 37% và mazut khoảng 29%. Tuy nhiên, Bộ này dự báo giá nhiên liệu trong nước có thể tăng trở lại trong quý III khi giá thế giới đi lên.
Dẫn phân tích, dự báo của hãng tư vấn toàn cầu Wood Mackenzie, Bộ này cho hay, bình quân dầu thô thế giới ở mức 87 - 92 USD, tức giá thành phẩm khoảng 90 - 98 USD một thùng xăng, dầu diesel. Mức này giảm gần 13-23% so với cùng kỳ 2022, nhưng tăng khoảng 1 - 2% so với nửa đầu 2023.
Với kịch bản giá thành phẩm xăng dầu thế giới bình quân 90 USD một thùng, Bộ Công Thương tính toán một lít xăng E5 RON 92 ở mức 21.325 đồng, RON 95 là 21.597 đồng và dầu diesel 18.115 đồng.
Còn nếu giá thành phẩm thế giới 98 USD một thùng, giá dầu diesel ở mức 19.415 đồng một lít; E5 RON 92 là 22.657 đồng một lít. Còn giá xăng RON 95 là 23.049 đồng, đắt hơn hiện tại gần 2.000 đồng một lít, và tương đương ngưỡng giá tháng 11/2022.
Kết thúc phiên giao dịch cuối cùng của tuần, giá dầu đã tăng mạnh khoảng 3% lên mức cao nhất trong 9 tuần. Giá dầu leo dốc nhanh như vậy là bởi giá dầu chịu tác động từ lo ngại về nguồn cung và lực mua kỹ thuật, bất chấp khả năng lãi suất tiếp tục tăng có thể làm chậm tăng trưởng kinh tế và giảm nhu cầu dầu mỏ.
Giá dầu thô WTI của Mỹ tăng 0,9 USD, lên mức 73,63 USD, Giá dầu Brent tăng 0,67 USD, lên mức 78,15 USD/thùng. Đây là mức giá cao nhất đối với dầu Brent và dầu WTI kể từ đầu tháng 5 tới nay. Cả hai mặt hàng dầu chuẩn này đều đã ghi nhận mức tăng khoảng 5% trong tuần.
Giá dầu thô thế giới tăng mạnh trong tuần (Ảnh minh hoạ).
Căn cứ diễn biến giá dầu thô và giá dầu thành phẩm thế giới, dự báo của Tổ chức nghiên cứu và tư vấn toàn cầu Wood Mackenzie, giá bình quân dầu thô thế giới quý 3/2023 ở mức 87 - 92 USD/thùng, tương ứng giá thành phẩm các mặt hàng xăng dầu là 90 - 98 USD/thùng.
Nhận định về giá dầu trong thời gian tới, nhà phân tích Phil Flynn tại Price Futures Group cho răng, giá dầu thô thế giới đang trên đà bật tăng. “Tôi nghĩ bạn đang thấy một số trường hợp “mua bù thiếu” ở đây... bởi vì rất nhiều người đã đặt cược vào trường hợp này”, Flynn cho biết.
Trong khi đó nhà phân tích thị trường cấp cao tại OANDA Craig Erlam cho biết: “Sự phục hồi từ tuần trước đến giờ diễn ra khá mạnh mẽ và được hỗ trợ bởi động lực cũng như những đợt cắt giảm mới từ Saudi Arabia và Nga”.
Hai nhà xuất khẩu dầu mỏ hàng đầu thế giới là Saudi Arabia và Nga đã công bố cắt giảm sản lượng mới trong tuần này, nâng tổng mức cắt giảm của OPEC+ lên khoảng 5 triệu thùng/ngày, tương đương khoảng 5% nhu cầu dầu toàn cầu.
Các nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Mỹ Morningstar nhận xét: “Việc cắt giảm sản lượng của OPEC+ dự kiến sẽ thắt chặt thị trường, dẫn đến thâm hụt nguồn cung trong nửa cuối năm 2023, hỗ trợ giá dầu tăng cao hơn”.
Theo các nguồn tin thân cận với OPEC, nhóm này có thể sẽ duy trì quan điểm lạc quan về tăng trưởng nhu cầu dầu trong năm tới.
Tại Mỹ, trong tuần này, các công ty năng lượng đã bổ sung số giàn khoan dầu và khí tự nhiên lần đầu tiên sau 10 tuần, do số giàn khoan khí đốt tăng hằng tuần nhiều nhất kể từ tháng 10/2016, theo công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes Co (BKR.O ).
Một nhân tố hỗ trợ giá dầu tăng là việc đồng USD giảm xuống mức thấp nhất trong 2 tuần sau khi dữ liệu cho thấy tăng trưởng việc làm của Mỹ thấp hơn dự kiến nhưng vẫn đủ mạnh để Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) có thể tiếp tục tăng lãi suất vào cuối tháng này.