Trên Kitco, lúc 15h ngày 23/11 (giờ Việt Nam) giá vàng thế giới được niêm yết ở ngưỡng 1.741 USD/ounce, không đổi so với cuối chiều 22/11.
Giá vàng trên thị trường quốc tế chịu áp lực giảm khi USD nhích lên trong bối cảnh Trung Quốc thắt chặt các biện pháp phòng chống đại dịch COVID - 19 tại Bắc Kinh.
USD có tín hiệu tăng trở lại khi mà Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) có thể chỉ tăng lãi suất thêm 50 điểm phần trăm (lên 4,5%) trong tháng 12 tới nhưng sẽ tiếp tục nâng lãi suất thêm nữa và mục tiêu có thể là 5%/năm trong năm 2023.
Bên cạnh đó, lãi suất tại Mỹ có thể được duy trì ở mức cao để đảm bảo lạm phát về gần hơn với mục tiêu 2%/năm.
Gần đây, lạm phát Mỹ có tín hiệu lập đỉnh khi giảm từ 9,1% ghi nhận hồi tháng 6 xuống 7,7% trong tháng 10 vừa qua. Tuy nhiên, đây vẫn là mức rất cao và cần nhiều thời gian để về được mức mà Fed mong muốn.
Điều này đồng nghĩa với việc USD chưa thể giảm nhanh dù đã tăng hơn 12% so với đầu năm.
Giá vàng chững lại do chịu áp lực từ đồng USD tăng giá.
USD còn được hỗ trợ bởi khả năng đồng Nhân dân tệ sẽ suy yếu sau khi Mỹ có những quyết định thắt chặt các biện pháp phòng chống đại dịch COVID-19 tại Bắc Kinh.
Hôm 22/11 Thủ đô Bắc Kinh quyết định đóng cửa một loạt công viên và bảo tàng lớn khi nền kinh tế lớn thứ hai thế giới ghi nhận số ca mắc COVID-19 tăng đột biến và ghi nhận thêm các trường hợp tử vong.
Theo Reuters, Bắc Kinh yêu cầu những người đến từ nơi khác ở Trung Quốc phải trải qua 3 ngày xét nghiệm COVID-19 âm tính liên tục trước khi được phép rời chỗ ở.
Vàng chịu áp lực giảm còn do mặt hàng có quan hệ mật thiết với vàng là dầu vẫn ở mức thấp. Giá WTI vẫn ở mức 81 USD/thùng.
+ Giá vàng trong nước
Lúc 15h ngày 23/11, trên sàn giao dịch của Doji, giá vàng được niêm yết ở mức 66,3 - 67,3 triệu đồng/lượng (mua - bán).
Trong khi đó, trên sàn giao dịch của SJC, vàng SJC có giá mua vào là 66,5 triệu đồng/lượng, bán ra là 67,5 triệu đồng/lượng.
Giá vàng trang sức, giá vàng nhẫn 24K các loại được giao dịch quanh 52,85 - 53,85 triệu đồng/lượng.
+ Giá vàng quốc tế
Giá vàng thế giới chiều nay đứng ở ngưỡng 1.741 USD/ounce. Giá vàng giao tháng 12/2022 đứng ở ngưỡng 1.742 USD/ounce.
Giá vàng chững lại vì sự sụt giảm của USD và lợi suất trái phiếu Mỹ bị cân bằng bởi sự gia tăng trên thị trường chứng khoán, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi tín hiệu về lộ trình nâng lãi suất của Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed).
“Tôi nghĩ rằng các kim loại sẽ thoát khỏi tình trạng này và tiếp tục tăng cao hơn. Nhưng hiện tại, nó có mối tương quan trực tiếp với lãi suất”, ông Daniel Pavilonis, chiến lược gia thị trường cấp cao tại RJO Futures, cho biết.
Chứng khoán toàn cầu tăng điểm khi các chỉ số chính của Phố Wall tăng, nhờ lo ngại về một kỳ nghỉ lễ buồn tẻ đối với các nhà bán lẻ suy giảm.
Lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm và USD cũng trượt giá đã hỗ trợ thị trường, trong khi các nhà đầu tư chờ đợi manh mối từ biên bản của Fed vào hôm nay (23/11).
Thống đốc Fed Christopher Waller lưu ý rằng, duy nhất một báo cáo lạm phát của tháng 10 giảm chưa thể tạo lên một xu hướng tốt đẹp cho vàng.
Ngoài ra, một bình luận của Phó Chủ tịch Fed Lael Brainard mà các nhà đầu tư cần chú ý đó là Fed còn nhiều việc phải làm. Ông hàm ý Fed sẽ tiếp tục mạnh tay trong việc tăng lãi suất.
Còn Chủ tịch Fed St. Louis James Bullard cảnh báo Fed vẫn cần tăng lãi suất lên ít nhất 5,25%.
Theo tổ chức nghiên cứu chiến lược kinh tế khu vực Bắc Mỹ của Capital Economics, lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong những tháng tiếp theo.
Ricardo Evangelista, nhà phân tích cấp cao tại ActivTrades nhận định: Các nhà đầu tư sẽ theo dõi sát sao cuộc họp tháng 11 của Fed, dự kiến diễn ra vào thứ Tư (23/11) tới.
Trong khi đó, thị trường dự đoán Ngân hàng trung ương Mỹ này sẽ tăng lãi suất thêm nửa điểm phần trăm vào tháng 12 sau những bình luận ‘diều hâu’ gần đây của các quan chức Fed”.
Mặc dù một số người nhắc lại việc điều chỉnh tăng lãi suất trong tương lai, nhưng kỳ vọng vẫn còn mạnh mẽ với mức lãi suất đỉnh điểm chỉ hơn 5% vào tháng 6 năm sau.
Nhà phân tích Giovanni Staunovo của UBS cho biết: “Với dòng tiền chảy ra liên tục từ các quỹ giao dịch trao đổi (ETF) do Mỹ tăng lãi suất, chúng tôi kỳ vọng vàng sẽ giao dịch xuống mức 1.600 USD/ounce vào cuối năm nay”.
Lãi suất cao hơn làm giảm sự hấp dẫn của vàng, vốn theo truyền thống là một hàng rào chống lại lạm phát, vì chúng làm tăng chi phí cơ hội của việc nắm giữ vàng không sinh lãi.
Các nhà đầu tư cũng đang theo dõi sự suy thoái kinh tế, gây ra bởi các hạn chế Covid-19 mới ở Trung Quốc - nước tiêu thụ vàng hàng đầu thế giới.
Sau những lạc quan về việc nới lỏng các hạn chế phòng dịch COVID-19, gần đây, Trung Quốc lại ghi nhận sự gia tăng các ca mắc mới ở một số khu vực, trong đó có thủ đô Bắc Kinh. Điều này khiến thị trường lo ngại có thể xuất hiện những hạn chế phòng dịch mới.
Do đó, các nhà đầu tư nhận định, những diễn biến mới tại thị trường vàng hàng đầu thế giới Trung Quốc có thể khiến giá vàng giao ngay giảm thêm. Tuần trước, phí bảo hiểm vàng vật chất của Trung Quốc đã giảm mạnh do việc mua vào chậm lại.
Trước đó, nhà phân tích Matt Simpson của City Index cho biết, vàng có thể kiểm tra các mức hỗ trợ 1.735 và 1.729 USD/ounce.
Giám đốc công ty tư vấn doanh nghiệp AirGuide (Mỹ) Michael Langford nhận định, các nhà đầu tư vẫn tập trung rất nhiều vào biến động của lãi suất. Những tuyên bố gần đây của các quan chức Fed đã làm tâm lý các nhà đầu tư trở nên tiêu cực đối với kim loại quý này.
Ông Langford dự kiến giá vàng sẽ dao động trong khoảng 1.680 - 1.740 USD/ounce trong tuần tới.