+ Giá tiêu trong nước
Sau đợt giảm giá nhẹ vào hôm qua, giá tiêu trong nước hôm nay giữ nguyên ở hầu hết các vùng nguyên liệu.
Cụ thể, giá hồ tiêu cao nhất cả nước được ghi nhận tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giao dịch ở mức 66.000 đồng/kg. Thấp hơn một chút là tại Bình Phước với 65.000 đồng/kg.
Giá tiêu tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông giao dịch ở mức 64.500 đồng/kg, tại tỉnh Đồng Nai, giá tiêu hôm nay ở mức 64.500 đồng/kg. Giá tiêu tại tỉnh Gia Lai được ghi nhận thấp nhất cả nước, ở mức 63.500 đồng/kg.
Bảng giá tiêu trong nước hôm nay.
+ Dự báo giá tiêu
Trong 8 tháng đầu năm, thương mại hồ tiêu trên thế giới giảm ở hầu hết các nhà cung cấp lớn. Trong đó, Việt Nam vẫn là quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới với khối lượng đạt 160.891 tấn, nhưng giảm mạnh 18,6% so với cùng kỳ.
Tương tự, xuất khẩu hồ tiêu của Brazil và Indonesia cũng giảm lần lượt là 7,4% và 12,5%. Tuy nhiên, trong tháng 8 xuất khẩu tiêu của Việt Nam và Brazil đã có tiến triển so với cùng kỳ năm 2021.
Giá tiêu đen trong tháng 8 tại các nước sản xuất tiếp tục phản ứng trái chiều. Giá xuất khẩu của Việt Nam và Brazil ghi nhận con số giảm lần lượt là 7,5 – 8% và 2,5%, nhưng tăng hơn 10% tại Indonesia và tăng 1,4% tại Ấn Độ.
Giá tiêu tháng 9 của các quốc gia đồng loạt giảm. Trừ Indonesia tiếp tục tăng lên mức 4.142 USD/tấn, tức tăng 1,6% tính đến ngày 15/9, mức cao nhất kể từ cuối năm 2021.
Tại thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay giảm nhẹ nhưng vẫn khá ổn định. Trong tháng 8, giá tiêu đen trên thế giới biến động trái chiều.
- Tiêu đen Lampung (Indonesia): ở mức 3.846 USD/tấn, giảm 0,26%
- Tiêu đen Brazil ASTA 570: ở mức 2.650 USD/tấn, giảm 3,64%
- Tiêu đen Kuching (Malaysia) ASTA: ở mức 5.900 USD/tấn, không đổi
- Tiêu trắng Muntok: ở mức 6.251 USD/tấn, giảm 0,24%
- Tiêu trắng Malaysia ASTA: ở mức 7.600 USD/tấn, không đổi
Giá hồ tiêu thế giới hôm nay cơ bản ổn định so với phiên giao dịch trước đó.
Xu hướng giảm được ghi nhận đối với giá xuất khẩu của Việt Nam (giảm 7,5 - 8%) và Brazil (giảm 2,5%), nhưng tăng hơn 10% tại Indonesia và tăng 1,4% tại Ấn Độ.
Để đẩy mạnh thanh lý hàng vụ cũ, các doanh nghiệp xuất khẩu tiêu Brazil đã hạ giá xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3 năm ngoái với chỉ 2.850 USD/tấn, giảm 3,4% so với cuối tháng 8. Đây cũng là mức giá thấp nhất trên thị trường quốc tế.
Từ đầu năm, những quốc gia xuất khẩu hồ tiêu lớn trên thế giới đều ghi nhận sự sụt giảm. Việt Nam xuất khẩu 160.891 tấn trong 8 tháng qua, nhưng so với cùng kỳ xuất khẩu của Việt Nam đã giảm mạnh 18,6%.
Tương tự, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Brazil và Indonesia cũng giảm lần lượt 7,4% và 12,5%.
Trong tháng 8, lượng hồ tiêu xuất khẩu của Brazil tiếp tục tăng 4,2% so với tháng trước và tăng mạnh 43,9% so với cùng kỳ năm ngoái, lên mức 6.010 tấn, theo số liệu của Trung tâm Thống kê Ngoại thương Nhà nước Brazil (Comex Stat).
Như vậy, tổng xuất khẩu tiêu của Brazil trong 8 tháng đã được nâng lên mức 51.701 tấn, trị giá hơn 204,25 triệu USD, chỉ còn giảm 7,4% về lượng so với mức giảm hai con số trước đó, đồng thời trị giá vẫn tăng 26,6% so với cùng kỳ.
Xuất khẩu tiêu của Brazil tăng trong những tháng gần đây một phần là do giá tiêu của nước này giảm sâu và trở lên cạnh tranh so với các nhà cung cấp khác.
Trong tháng 8, giá tiêu xuất khẩu của Brazil đã giảm 11% (tương ứng 432 USD/tấn) so với tháng trước, xuống chỉ còn 3.512 USD/tấn (FOB), mức thấp nhất trong 14 tháng qua.
Ở thời điểm hiện tại, Brazil đang vào vụ thu hoạch tiêu và giá chào bán tiêu đen ở mức thấp nhất thế giới với chỉ 2.850 USD/tấn (FOB).
Sáng 28/9, chỉ số Dollar Index (DXY) đo lường đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức khá cao 114,11 điểm, trong khi đồng euro và bảng Anh giảm mạnh xuống mức thấp nhất trong 20 năm và 37 năm. Việc USD tăng cao liên tục nhằm kiềm chế lạm phát tại Mỹ.
Tình trạng lạm phát đi cùng sức mua giảm, chi phí tài chính cao đối với các nhà kinh doanh hàng hóa và chi tiêu công của các chính phủ. Ngoài ra nó còn giảm nhu cầu tiêu dùng, người dân càng thắt chặt chi phí. Do vậy mặt hàng gia vị như hồ tiêu sẽ bị cắt giảm đầu tiên. Vấn đề này dẫn đến tồn kho tăng, xuất khẩu trì trệ. Hậu quả là giá tiêu theo đà đi xuống là điều dễ hiểu.