Giá tiêu trong nước hôm nay ghi nhận tăng nhẹ 500 đồng/kg tại một số địa phương, dao động ở mức 58.000 - 60.500 đồng/kg.
Giá tiêu hôm nay ghi nhận tăng nhẹ 500 đồng/kg tại một số địa phương. (Ảnh minh họa)
Cụ thể, tại Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay ở mức 60.500 đồng/kg, không thay đổi so với 1 ngày trước đó.
Tại tỉnh Bình Phước, giá tiêu hôm nay ở mức 59.500 đồng/kg, giữ nguyên so với hôm qua.
Giá tiêu hôm nay tại 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ở mức 59.000 đồng/kg, tăng 500 đồng so với phiên giao dịch trước đó.
Trong khi đó, tại tỉnh Đồng Nai giá tiêu hôm nay ở mức 58.500 đồng/kg, cũng không có biến động.
Tại tỉnh Gia Lai, giá tiêu hôm nay ghi nhận ở mức 58.000 đồng/kg, tăng 500 đồng so với 1 ngày trước đó.
Địa phương | Giá (đồng) | Thay đổi so với 1 ngày trước (đồng) |
Bà Rịa - Vũng Tàu | 60.500 | - |
Bình Phước | 59.500 | - |
Đắk Lắk | 59.000 | + 500 |
Đắk Nông | 59.000 | + 500 |
Đồng Nai | 58.500 | - |
Gia Lai | 58.000 | + 500 |
Thị trường hồ tiêu nội địa đang có xu hướng tăng nhẹ khi Tết Nguyên đán 2023 đến càng gần. Bên cạnh đó, Trung Quốc mở cửa từ 8/1 đã tăng mức tiêu thụ mặt hàng hồ tiêu. Ngoài ra, giá tiêu cũng ghi nhận tăng do các "ông lớn" đang đẩy giá tăng nhẹ để xả hàng.
Hôm qua, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cũng đã công bố số liệu xuất nhập khẩu cho cả năm 2022 vừa qua.
Theo đó, năm 2022, Việt Nam xuất khẩu được 231.988 tấn hồ tiêu các loại, với tiêu đen đạt 201.995 tấn còn tiêu trắng đạt 29.993 tấn.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 985,3 triệu USD, ( tiêu đen đạt 811,5 triệu USD còn tiêu trắng đạt 173,8 triệu USD). So với năm 2021, lượng xuất khẩu giảm 12,0% tương đương 31.704 tấn, tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu tăng 3,9% tương đương 36,5 triệu USD.
Trong khi đó, nước ta đã nhập khẩu 36.682 tấn hồ tiêu, trong đó tiêu đen đạt 32.623 tấn, tiêu trắng đạt 4.059 tấn, tổng kim ngạch nhập khẩu đạt 146,9 triệu USD. So với cùng kỳ năm 2021, lượng nhập khẩu tăng 11.323 tấn tương đương với tăng 44,7%.
Trên thị trường thế giới, giá tiêu hôm nay giảm nhẹ ở Indonesia nhưng đi ngang ở các quốc gia khác.
Tại Indonesia, giá tiêu đen Lampung giảm nhẹ 0,08%, về mức 3.593 USD/tấn. Còn giá hạt tiêu trắng Muntok của quốc gia này đang giảm 0,1%, xuống mức 6.292 USD/tấn.
Giá tiêu đen Kuching ASTA của Malaysia không đổi, vẫn giữ ở mức 4.900 USD/tấn; còn hạt tiêu trắng ASTA của quốc gia này duy trì ở mức giá 7.300 USD/tấn.
Đối với thị trường Brazil, giá hạt tiêu đen ASTA 570 giữ ở mức 2.600 USD/tấn.
Còn tại Việt Nam, giá tiêu đen xuất khẩu loại 500g/l và 550g/l giữ ở mức 3.050 - 3.150 USD/tấn. Và giá tiêu trắng giữ mức 4.550 USD/tấn.
Nhận định về thị trường tuần đầu tiên năm 2023, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam cho thấy chiều hướng tích cực khi không có quốc gia sản xuất nào ghi nhận sự sụt giảm. Giá tiêu trắng Indonesia tăng trong bối cảnh các hoạt động xuất khẩu vẫn trì hoãn do thời tiết xấu. Giá tiêu nội địa của Malaysia tăng trong 2 tuần qua.
Trong khi đó, giá tiêu xuất khẩu của Malaysia tiếp tục ổn định và không thay đổi. Còn tại khu vực Nam Á, giá tiêu của Ấn Độ và Srilanka vẫn giữ ổn định.
Thống kê bộ sơ bộ của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, trong tháng 12/2022 xuất khẩu tiêucủa Việt Nam đạt 20.481 tấn, tiêu đen đạt 18.287 tấn, tiêu trắng đạt 2.194 tấn.
Tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 74,1 triệu USD, tiêu đen đạt 62,9 triệu USD, tiêu trắng đạt 11,2 triệu USD. So với tháng 11 lượng xuất khẩu tăng 24,7%, kim ngạch tăng 21,5%. Hoa Kỳ, Trung Quốc, khối các nước Ả Rập là các thị trường nhập khẩu chính của hồ tiêu Việt Nam trong tháng 12, trong đó xuất khẩu sang Hoa Kỳ đứng đầu đạt 5.864 tấn. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu vẫn bao gồm Olam, Trân Châu và Nedspice.
Cộng đồng Hồ tiêu thế giới (IPC) đánh giá, thị trường tuần đầu tiên của năm 2023 tiếp tục cho thấy triển vọng khá tích cực.
Theo thông tin, quy mô thị trường hạt tiêu đen toàn cầu ước tính trị giá 3.159 triệu USD vào năm 2021 và được dự báo đạt quy mô 4.184,2 triệu USD vào năm 2028 với tốc độ CAGR (Compound Annual Growth Rate - tỷ lệ tăng trưởng kép hàng năm) là 4,1% trong giai đoạn dự báo 2022 -2028.
Bên cạnh đó, thị trường đang trải qua một năm tăng mạnh về nhu cầu đối với hạt tiêu đen nhưng lại không được hỗ trợ bởi nguồn cung đầy đủ.
Điều này chủ yếu là do mất mùa thâm canh ở nhiều nơi trên thế giới, đặc biệt là ở Ấn Độ và Brazil. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột và lượng mưa không kịp thời đã dẫn đến sự sụt giảm đáng kể về sản lượng tiêu đen.