Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi điều chỉnh giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg ở một vài nơi.
Cụ thể, sau khi hạ nhẹ một giá, các tỉnh Bắc Giang và Vĩnh Phúc cùng đưa giá thu mua xuống 53.000 đồng/kg, đây cũng là mức giao dịch được ghi nhận tại tỉnh Hưng Yên sau khi giảm 2.000 đồng/kg.
Tương tự, tỉnh Thái Bình hiện neo tại ngưỡng cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg, giảm 1.000 đồng/kg, cùng với Thái Nguyên, Phú Thọ và Tuyên Quang.
Như vậy, giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Hưng Yên | 53.000 | Giảm 2.000 |
Vĩnh Phúc | 53.000 | Giảm 1.000 |
Thái Bình | 54.000 | Giảm 1.000 |
Bắc Giang | 53.000 | Giảm 1.000 |
Hà Nội | 53.000 | Không tăng, không giảm |
Giá heo hơi biến động trái chiều.
Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên hôm nay không ghi nhận biến động mới về giá.
Hiện tại, thương lái tại hai tỉnh Bình Thuận và Lâm Đồng tiếp tục giao dịch heo hơi với giá thấp nhất và cao nhất khu vực là 50.000 đồng/kg và 55.000 đồng/kg.
Ngoại trừ Đắk Lắk đang thu mua heo hơi với giá 51.000 đồng/kg, các tỉnh còn lại tiếp tục giao dịch ổn định trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg.
Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 50.000 - 55.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Quảng Bình | 54.000 | Không tăng, không giảm |
Quảng Trị | 54.000 | - |
Thừa Thiên Huế | 54.000 | - |
Khánh Hoà | 54.000 | - |
Lâm Đồng | 55.000 | - |
Theo đó, tỉnh Hậu Giang hạ nhẹ một giá, xuống còn 53.000 đồng/kg.
Ở chiều ngược lại, Đồng Nai, Vũng Tàu và Sóc Trăng cùng nhích 1.000 đồng/kg lên mức 53.000 đồng/kg. Cùng mức tăng trên, heo hơi tại Tiền Giang và Bạc Liêu đang được thu mua ở mức 54.000 đồng/kg.
Mức giá cao nhất khu vực hiện đang là 55.000 đồng/kg được ghi nhận tại tỉnh Cần Thơ sau khi tăng 2.000 đồng/kg, ngang bằng với Cà Mau.
Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 51.000 - 55.000 đồng/kg.
Địa phương | Giá (đồng) | Tăng/giảm (đồng) |
Cần Thơ | 55.000 | Tăng 2.000 |
Vũng Tàu | 53.000 | Tăng 1.000 |
Sóc Trăng | 53.000 | Tăng 1.000 |
Tiền Giang | 54.000 | Tăng 1.000 |
Hậu Giang | 53.000 | Giảm 1.000 |
Đến thời điểm này, chỉ còn gần 2 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Quý Mão 2023, nhu cầu thực phẩm cho ngày Tết cũng sẽ tăng lên, trong đó có nhu cầu sử dụng thịt gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, mức tăng sẽ không như kỳ vọng bởi nguồn cung trong nước ở mức cao.
Hiện tổng đàn lợn cả nước khoảng 28,6 triệu con, sản lượng ước đạt 3,23 triệu tấn thịt lợn. Với đà tăng trưởng như hiện nay, nếu không gặp bất lợi về dịch bệnh thì nguồn cung thịt lợn từ nay đến cuối năm và dịp Tết Nguyên đán sẽ được đảm bảo.
Điều này cũng gây khó khăn cho người chăn nuôi vì căng thẳng về đầu ra và giá thành. Lý giải nguyên nhân sức tiêu thụ thịt heo giảm dù ngay trong thời điểm cuối năm, nhiều lễ hội như lễ Giáng sinh, Tết dương lịch, một số chuyên gia cho rằng hiện nay công nhân thất nghiệp nhiều, công việc khó khăn ảnh hưởng đến thu nhập nên người dân thắt chặt chi tiêu. Nhiều công ty giải thể, sa thải công nhân đúng ngay giai đoạn cao điểm cuối năm nên sức tiêu thụ nhiều mặt hàng càng thêm sụt giảm.
Giá heo giảm kéo theo giá thịt heo cũng giảm dịp cuối năm.
Trước thực tế này, Hội Chăn nuôi Việt Nam cho rằng, các bộ, ngành cần có giải pháp cứu ngành chăn nuôi heo vì ngành này có vốn đầu tư cao và mất nhiều thời gian (1,5 - 2 năm) để tái đàn.
“Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Công Thương cần có đánh giá về nhu cầu thị trường, về nguồn cung, qua đó có khuyến cáo kịp thời với người chăn nuôi, với tình hình cung - cầu như hiện tại thì chỉ nên nuôi heo ở mức độ cụ thể…Nếu Nhà nước có chính sách thu mua dự trữ thịt heo sẽ góp phần bình ổn giá, hỗ trợ nông dân yên tâm chăn nuôi” , đại diện Hội Chăn nuôi Việt Nam kiến nghị.
Để ổn định nguồn cung thị trường trong bối cảnh giá heo hơi đang giảm, Bộ NN&PTNT đã yêu cầu các tỉnh, thành phố theo dõi sát diễn biến thị trường, khuyến cáo người dân chăm sóc và tái đàn phù hợp; tìm các biện pháp giảm chi phí đầu vào, bảo đảm người chăn nuôi có lãi, theo.
Bên cạnh đó, Bộ NN&PTNT phối hợp với Bộ Công Thương và các cơ quan liên quan chủ động triển khai giải pháp phù hợp nhằm phát triển chăn nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu thực phẩm, đặc biệt là dịp Tết Dương lịch và Tết Nguyên đán, bảo đảm quyền lợi người chăn nuôi.
Bộ cũng đề nghị các địa phương đánh giá cụ thể tình hình chăn nuôi, nhập khẩu và cân đối cung cầu mặt hàng thịt heo, gia cầm, gia súc phục vụ nhu cầu trong nước. Bên cạnh đó, các địa phương cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất, kinh doanh đối với thức ăn chăn nuôi, sản phẩm cung ứng ra thị trường với mức giá hợp lý.