Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Giá heo hơi hôm nay 21/12: Thị trường ổn định, tăng giảm không đáng kể

(VTC News) -

Giá heo hơi hôm nay ổn định tại khu vực miền Bắc, tăng/giảm trái chiều tại khu vực miền Trung – Tây Nguyên và miền Nam.

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc ổn định

Tại khu vực miền Bắc, thị trường heo hơi tiếp tục đi ngang trên diện rộng. 

Hiện tại, heo hơi tại hai tỉnh Bắc Giang và Hưng Yên tiếp tục được thu mua với giá cao nhất khu vực là 54.000 đồng/kg.

Trong khi đó, giá heo hơi tại Yên Bái và Lào Cai hiện đang là 51.000 đồng/kg, thấp nhất khu vực. 

Thương lái tại các tỉnh thành còn lại giao dịch heo hơi ổn định trong khoảng 52.000 - 53.000 đồng/kg. 

Giá heo hơi hôm nay tại miền Bắc dao động trong khoảng 51.000 - 54.000 đồng/kg.

Địa phương Giá (đồng) Tăng/giảm (đồng)
Bắc Giang 54.000 Không tăng, không giảm
Nam Định 52.000 -
Yên Bái 51.000 -
Hà Nội 53.000 -
Tuyên Quang 53.000 -

Giá heo hơi hôm nay tại miền Trung, Tây Nguyên tăng nhẹ

Giá heo hơi biến động trái chiều.

Thị trường khu vực miền Trung, Tây Nguyên ghi nhận tăng 1.000 đồng/kg so với hôm qua. 

Cụ thể, tỉnh Bình Thuận điều chỉnh giao dịch lên mức 52.000 đồng/kg, ngang bằng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Khánh Hòa và Lâm Đồng.

Các tỉnh còn lại có giá đi ngang ở mức 51.000 đồng/kg. 

Hiện tại, giá thu mua heo hơi ở khu vực miền Trung, Tây Nguyên dao động trong khoảng 51.000 - 52.000 đồng/kg.

Địa phương Giá (đồng) Tăng/giảm (đồng)
Bình Thuận 52.000 Tăng 1.000
Quảng Trị 52.000 Không tăng, không giảm
Thanh Hoá 52.000 -
Bình Định 51.000 -
Đắk Lắk 51.000 -

Giá heo hơi tại miền Nam biến động nhẹ

Tại miền Nam, giá heo hơi không ghi nhận quá nhiều thay đổi trong hôm nay. 

Theo đó, hầu hết giá heo hơi tại các tỉnh thành đang dao động quanh mốc trung bình là 52.000 đồng/kg. 

Riêng Cần Thơ hiện thu mua heo hơi ở mức 52.000 đồng/kg, hạ nhẹ một giá so với hôm qua. 

Giá heo hơi khu vực miền Nam hôm nay dao động trong khoảng 51.000 - 53.000 đồng/kg.

Địa phương Giá (đồng) Tăng/giảm (đồng)
Cần Thơ 52.000 Giảm 1.000
TP Hồ Chí Minh 52.000 Không tăng, không giảm
Kiên Giang 51.000 -
Cà Mau 53.000 -
Bạc Liêu 53.000 -

Tăng cường phòng chống dịch bệnh

Theo Cục Thú y, từ đầu năm 2022 đến nay, cả nước đã xảy ra 1.217 ổ dịch tại 53 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 57.914 con heo. Hiện nay, có 45 xã thuộc 27 huyện của 16 tỉnh chưa qua 21 ngày. So với cùng kỳ năm 2021, số ổ dịch giảm 60%, số heo bị phải tiêu hủy tại các ổ dịch tả heo châu Phi (DTHCP) giảm gần 80%.

Cục Thú y nhận định, chăn nuôi nông hộ vẫn chiếm tỷ lệ lớn, trong khi đó không đảm bảo các yêu cầu chăn nuôi an toàn sinh học; Việc buôn bán, vận chuyển heo, sản phẩm heo gia tăng phục vụ nhu cầu cuối năm; Thời tiết đang trong giai đoạn giao mùa, diễn biến phức tạp, mưa lớn, gây bất lợi cho sức khỏe đàn vật nuôi và tạo điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh (đang tồn tại trong môi trường và trên một số đàn vật nuôi) có thể gây bùng phát dịch.

Tăng cường phòng chống dịch trên đàn heo.

Hiện cả nước có khoảng 23 triệu con heo, 10 triệu con trâu, bò, 515 triệu con gia cầm… phần lớn được nuôi theo hình thức truyền thống, không bảo đảm an toàn sinh học; công tác giám sát, phát hiện, báo cáo và công bố dịch chưa kịp thời; chính quyền ở một số nơi còn chủ quan, lơ là, không nắm rõ thông tin để người dân “bán chạy” động vật mắc bệnh làm lây lan dịch bệnh.

Mặt khác, nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật tăng mạnh vào dịp cuối năm và tết nguyên đán, trong khi đó giết mổ nhỏ lẻ chiếm phần lớn, lại thêm thời tiết diễn biến bất thường tạo điều kiện cho các mầm bệnh phát sinh và lây lan.

Để chủ động phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi, hạn chế thấp nhất nguy cơ các loại dịch bệnh lây lan, trước khi tái đàn, trang trại cần tiến hành tổng vệ sinh tiêu độc môi trường ở khu vực trong, ngoài chuồng trại; đồng thời bổ sung các loại thức ăn có hàm lượng dinh dưỡng cao để tăng sức đề kháng cho vật nuôi và tiêm phòng vắc xin các loại bệnh, như: Lở mồm long móng, tai xanh... theo quy định.

Bên cạnh đó, chính quyền và ngành nông nghiệp các địa phương cùng với việc bảo đảm vật tư, hóa chất cho công tác phòng, chống dịch bệnh, cần tập trung tổ chức tiêm phòng đúng thời điểm nhằm tạo miễn dịch chủ động cho đàn gia súc, gia cầm. Mặt khác, các cơ quan chức năng cần thực hiện thường xuyên, nghiêm túc công tác kiểm dịch, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở giết mổ động vật, kiểm tra vệ sinh thú y…, qua đó ngăn chặn kịp thời các loại dịch bệnh trên đàn vật nuôi.

“Cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; đẩy mạnh tuyên truyền về phòng, chống dịch bệnh trong tình hình mới…,qua đó bảo đảm nguồn cung thực phẩm cho thị trường và thúc đẩy tăng trưởng của ngành chăn nuôi”, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến nói.

PHẠM DUY

Tin mới