Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

EU không áp mức trần giá khí đốt Nga trong tương lai gần?

(VTC News) -

Sputnik dẫn nguồn tin cho hay, Liên minh châu Âu (EU) không có kế hoạch đưa ra mức giá trần đối với khí đốt của Nga trong tương lai gần.

"Lệnh cấm nhập khẩu khí đốt của Nga, cũng như lệnh cấm vận dầu mỏ mà EU áp đặt... là một phần của các biện pháp hạn chế đối với Nga. Đây là điều không thể bàn cãi", Sputnik dẫn lời nguồn tin cho biết.

Theo nguồn tin của Sputnik, mặc dù một số quốc gia thành viên EU đang thảo luận về mức giá trần nhập khẩu khí đốt của Nga, song không có cuộc đàm phán nào ở cấp độ liên minh về vấn đề này.

EU gặp khó khăn khi phụ thuộc vào năng lượng Nga. (Ảnh: ERR)

“Ủy ban châu Âu không có ý định thúc đẩy một quyết định như vậy trong tương lai gần. Vì vậy, những cuộc thảo luận đó trong giai đoạn này chỉ là những hoạt động đàm phán mang tính thăm dò", nguồn tin Sputnik cho biết thêm.

Trước đó, Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto nói EU không thống nhất mức trần giá khí đốt trong toàn khối tại cuộc họp của Hội đồng Bộ trưởng Năng lượng.

“Đã có một cuộc tranh luận kéo dài tại cuộc họp của Hội đồng Năng lượng. Không có thỏa thuận nào đạt được tại phiên họp toàn thể, vì vậy các cuộc thảo luận sẽ tiếp tục trên cơ sở song phương", Ngoại trưởng Peter Szijjarto cho biết hôm 13/12.

Theo kế hoạch do Ủy ban châu Âu (EC) đề xuất ban đầu, giá trần có hiệu lực nếu giá khí đốt trong ít nhất hai tuần trên sàn giao dịch Amsterdam vượt quá 275 euro/MWh (khoảng 3.000 USD/1.000 m3). Chênh lệch với giá khí đốt thiên nhiên hóa lỏng (LNG) phải hơn mức 58 euro trong ít nhất 10 ngày.

Kế hoạch đã vấp phải nhiều chỉ trích, trong đó một số quốc gia thành viên lo lắng kế hoạch này sẽ chỉ làm trầm trọng thêm sự biến động của thị trường, các nước khác cho rằng mức trần giá EC đưa ra quá cao.

Sau đó, Hội đồng EU đã đề xuất hạ mức trần xuống 220 euro và cắt giảm khung thời gian xuống còn 5 ngày, đồng thời giảm chênh lệch với giá LNG toàn cầu xuống 35 euro. Tuy nhiên, 12 quốc gia thành viên cho rằng giá vẫn còn quá cao, yêu cầu giảm xuống 160 euro với mức chênh lệch 20 euro.

Các nước phương Tây đã triển khai chiến dịch trừng phạt toàn diện chống lại Nga sau khi nước này tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine vào ngày 24/2. EU cũng cam kết chấm dứt sự phụ thuộc vào nguồn cung cấp năng lượng của Nga. 

EU đã thông qua 8 gói trừng phạt chống lại Moskva và đã đồng ý về nguyên tắc vào gói thứ chín. Ngoài trần giá đối với dầu thô của Nga có hiệu lực vào ngày 5/12, gói thứ tám quy định mức trần đối với các sản phẩm tinh chế của Nga bắt đầu có hiệu lực từ ngày 5/2/2023.

Kông Anh

Tin mới