Từng phụ trách mảng công nghiệp, nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương Lê Dương Quang cho rằng: Dù không thể sánh ngang với nền công nghiệp ôtô của Đức, Nhật, Hàn Quốc... nhưng trong tương lai, Việt Nam vẫn có thể làm được ngành công nghiệp ôtô hiện đại, hợp lý. Vấn đề chỉ là chính sách của chúng ta thế nào thôi...
- Ông có bất ngờ không khi nghe các doanh nghiệp FDI sản xuất, lắp ráp ôtô như Toyota đề nghị tăng ưu đãi và khả năng họ sẽ rời khỏi Việt Nam?
Tôi không thấy bất ngờ khi Toyota Motor Việt Nam kiến nghị thêm về ưu đãi, nhưng tôi cũng không tin họ sẽ rút khỏi Việt Nam. Chúng ta đều biết chỉ còn vài tháng nữa là thuế nhập khẩu ôtô nguyên chiếc từ ASEAN về VN còn 0%; Toyota Motor Việt Nam và mọi doanh nghiệp sản xuất - lắp ráp ôtô đều phải tính toán.
Tôi tin những doanh nghiệp như Toyota đủ sáng suốt để thấy rằng thị trường ôtô Việt Nam trong những năm tới đủ hấp dẫn để họ không chỉ sản xuất lâu dài mà còn tăng sản lượng. Vấn đề là chính sách của Chính phủ với . Sự hỗ trợ hợp lý là cần thiết và sẽ giúp được các doanh nghiệp trong việc cạnh tranh với xe nhập ngoại cũng như phát triển ngành ôtô.
Video: Mẫu xe lý tưởng cho gia đình
- Theo ông, có cần cảnh giác bài học cũ: ưu đãi cứ xin, hưởng xong lại xin?
Toyota Motor Việt Nam đã được hưởng nhiều ưu đãi. Nếu ưu đãi tiếp phải đánh giá kỹ. Ưu đãi tiếp phải xem cụ thể nhà máy sắp tới làm gì, mở rộng sản xuất thế nào... Với ngành ôtô, những doanh nghiệp lớn nếu có dự án tốt, hiệu quả, có thể có ưu đãi riêng. Theo tôi, nên ưu đãi theo dự án, với các chỉ tiêu cụ thể, như Việt Nam đã ưu đãi cho Samsung.
Nếu chính sách tốt, minh bạch, theo tôi, sẽ tránh được tình trạng tranh thủ tận dụng kiểu "ăn xổi". Chứ có chính sách bộ ngành đưa ra có giá trị trong 5 năm thì ai dám đầu tư lớn? Họ đầu tư xong, ta tăng thuế hay có chính sách khác, họ có thể phá sản.
- Ông có tin Việt Nam sẽ có dòng xe hơi thương hiệu Việt?
Theo tôi, Việt Nam đi sau nhưng vẫn có nhiều cơ hội. Trước hết, Việt Nam dân số đông, nền kinh tế - và đi kèm nó là nhu cầu và sức mua của người dân - tiếp tục giữ đà tăng trưởng. Là nước đi sau, chúng ta cũng tránh được đầu tư các công nghệ cũ, đặc biệt có thể đón bắt các xu thế mới như làm xe hybrid, xe điện, xe tự lái... để tham gia vào ngành ôtô thế giới.
Chính sách đó đúng. Nhập nguyên chiếc thuế 0% mà nhập linh kiện về sản xuất thuế cao thì ai sản xuất nữa. Bên cạnh đó, nên quyết tâm thúc đẩy giảm thuế tiêu thụ đặc biệt.
Bản chất thuế này là nhằm điều tiết tiêu dùng với những mặt hàng không khuyến khích dùng nhiều, mà phụ tùng, linh kiện ôtô không thuộc loại đó.
Việc giảm thuế tiêu thụ đặc biệt sẽ khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm trong nước, góp phần giảm giá thành. Người tiêu dùng cũng được hưởng lợi khi giá xe giảm. Đã đến lúc VN cần quyết tâm nếu muốn có ngành công nghiệp ôtô.
- Theo ông, Việt Nam có thể có thương hiệu của mình trong phân khúc xe nào?
Chúng ta có thể phát triển một số loại như xe tải, xe buýt và một số loại xe chuyên dụng khác, xe cá nhân. Để làm được điều này cần phải đi từng bước từ lắp ráp dần dần nội địa hóa tăng dần lên.
- Nhưng lo nhất vẫn là chính sách khuyến khích phát triển nhưng sau đó lại tăng thuế, hạn chế vì đủ các lý do?
Để phát triển công nghiệp ôtô, đúng là cần có sự đồng thuận cao của các bộ ngành trong nhận thức về sự cần thiết phát triển ngành này, từ đó mới có được các cơ chế, chính sách khuyến khích thích hợp và khả thi.
Tiếp đó, phải có sự phối hợp chặt chẽ để xử lý kịp thời mọi vướng mắc phát sinh, góp phần tạo dựng và bảo vệ thị trường cho doanh nghiệp. Cơ chế - chính sách, ngoài tính khuyến khích, hỗ trợ phải yêu cầu đảm bảo tính ổn định.