Thơm, khóm hay dứa đều là tên tiếng Việt của một loài cây vùng nhiệt đới, có tên khoa học là Ananas comosus, có đặc điểm quả nhiều mắt, thịt màu vàng, vị chua ngọt, dùng để nấu hoặc ăn tươi. Loài cây này đặc biệt có hàm lượng các chất dinh dưỡng cao như các axít hữu cơ, vitamin C, vitamin B1 và các khoáng chất.
Loại quả này cũng là một nguyên liệu nấu ăn tuyệt vời vì có hương vị đặc trưng. Chính vì đặc tính giống nhau nên khiến nhiều người thường nhầm lẫn khi nghe tên, vậy Dứa, Thơm và Khóm có gì khác nhau?
Cách phân biệt Dứa, Thơm và Khóm theo vùng miền
Trong đó:
- Trái khóm: có đặc điểm là lá có nhiều gai, trái có kích thước nhỏ (dưới 1kg), thịt vàng đậm, ngọt đậm đà. Khóm nổi tiếng gồm Khóm Tắc Cậu - Kiên Giang, Khóm Cầu Đúc - Hậu Giang.
- Trái thơm: có điểm khác là lá không có gai, trái to (có thể trên 3kg), mắt thưa, hố mắt nông, thịt hơi vàng, vị ngọt thanh hơi chua và mọng nước hơn khóm.Thực tế, trái dứa ở Việt Nam được trồng với 3 giống phổ biến với các đặc điểm khác nhau là dứa Queen (Queen), dứa Cayen (Cayenne), nhóm dứa Tây Ban Nha (Spanish).
Cách gọi thơm và khóm thực chất là cách gọi khác của 2 giống cây dứa Cayen và dứa Queen. Trong đó, giống dứa mà người miền Tây gọi là khóm chính là dứa Queen.
Vì vậy, chúng ta có thể kết luận Khóm, Thơm và Dứa là cách gọi khác nhau của cùng 1 loại trái cây nhưng khác giống.
Ở miền Tây, dứa là tên gọi quen thuộc về 02 loài cây khác hoàn toàn.
Cây dứa dại ở miền Tây.
Một loài là cây dứa dại thường mọc ở bờ sông, ven đê, hay dùng làm thuốc nam.
Loại cây còn lại là dứa thơm (lá dứa, lá nếp) – nó thường dùng làm nước mát và màu nhuộm thực phẩm.
Khi mua dứa bạn nên chọn những quả tròn, ngắn không nên chọn quả dáng dài vì dứa càng tròn thì thịt quả càng dày, càng giàu chất dinh dưỡng, quả dứa dài thì phần thịt quả sẽ mỏng, ít hơn. Mặt khác, khi mua dứa, không nên mua những quả nhỏ, nhìn hơi dị dạng, loại dứa này ăn sẽ không ngon.