Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Đưa hộ kinh doanh cá thể vào Luật Doanh nghiệp: Hỗ trợ hay gây khó?

Một trong những đề xuất đưa ra nhằm thúc đẩy sự chính thức hóa của hộ kinh doanh cá thể là đưa mô hình này trở thành hình thức doanh nghiệp trong Luật DN.

Tại buổi tọa đàm "Nghiên cứu khung khổ pháp lý cho hộ kinh doanh theo Luật DN", do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức mới đây, TS. Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI - cho rằng, trong bối cảnh hội nhập, mọi nền kinh tế đều có thể phát triển, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Do đó, cần nâng cấp, tạo thuận lợi cho hộ kinh doanh hoạt động; công nhận hộ kinh doanh là một loại hình DN để mô hình này được bảo hộ trên cơ sở pháp lý.

Nhiều hộ kinh doanh cá thể không muốn chuyển đổi thành doanh nghiệp 

Liên quan đến vấn đề này, ông Lê Duy Bình - chuyên gia kinh tế - nhận định, đề xuất đưa hộ kinh doanh cá thể vào Luật DN thực sự gây khó cho rất nhiều đối tượng. Đối tượng gặp khó khăn đầu tiên chính là Ban soạn thảo Luật DN (sửa đổi).

Cụ thể, các thành viên Ban soạn thảo sẽ thể hiện đề xuất này như thế nào trong Luật DN khi sửa đổi bởi về bản chất, Luật DN đã quy định một loại hình DN mà chính nó đã được thiết kế để thay thế cho hình thức hộ kinh doanh cá thể, đó là DN tư nhân.

Nếu không giải thích được sự khác biệt giữa DN tư nhân hiện tại với DN là hộ kinh doanh cá thể, việc quy định hộ kinh doanh cá thể là một loại hình DN trong Luật DN sẽ có tính khiên cưỡng, không thuyết phục.

Ở góc độ hộ kinh doanh, ông Bình phân tích, nếu không tính những hộ kinh doanh thuộc đối tượng bắt buộc phải đăng ký thành DN hoặc hộ có mong muốn chuyển đổi thành DN, sẽ có khoảng gần 5 triệu hộ kinh doanh vốn đang yên ổn hoạt động sẽ phải tiến hành đăng ký lại theo quy định mới của Luật DN.

Điều này cũng có nghĩa là các hộ kinh doanh sẽ phải mất hàng chục triệu ngày công lao động, tiêu tốn hàng nghìn tỷ đồng chỉ cho việc đăng ký lại mà họ chưa thấy được một lợi ích rõ ràng.

Thực tế, Luật DN đã có quy định về hình thức DN tư nhân (bản chất là DN một chủ, DN cá thể). Thế nhưng, chủ hộ kinh doanh cá thể đã không lựa chọn hình thức này DN mà đã lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể. Ông Bình dẫn số liệu, năm 2016, 110.000 DN được đăng ký theo Luật DN nhưng 155.000 người và cá nhân khác đã lựa chọn hình thức hộ kinh doanh để khởi nghiệp.

Câu hỏi đặt ra đối với Ban soạn thảo khi sửa đổi Luật DN sắp tới sẽ là tại sao các chủ hộ kinh doanh đã không lựa chọn hình thức DN tư nhân khi đăng ký mà lại lựa chọn hình thức hộ kinh doanh cá thể và đâu là biện pháp để xóa bỏ những rào cản đó?

Ông Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: VCCI sẽ có báo cáo với Chính phủ, Quốc hội để có đề xuất thuận lợi, nhưng quan điểm là không thể để hộ kinh doanh cá thể hoạt động theo khung khổ pháp lý hiện hành. VCCI sẽ đề xuất nhiều phương án để chọn lựa.

Nguồn: congthuong.vn

Tin mới