Vào những năm 1980, Lưu Định Toàn, ngư dân sống ở xã Quan Âm Kiều, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc ra bờ Bắc sông Gia Lăng bắt cá. Thấy có ánh sáng lấp lánh dưới sông, sau một lúc mò tìm, anh ta tìm ra đồ vật phát ra ánh sáng.
Sau khi rửa sạch, anh nhận ra đó là “con rùa nhỏ”. Nó là cục vàng hình vuông với con rùa bên trên. Lưu Định Toàn đem vật này về nhà.
Ngư dân vô tình tìm thấy "con rùa" bằng vàng. (Ảnh: Sohu)
Câu chuyện nhặt được vàng dưới sông của Lưu Định Toàn lan truyền khắp xã. Nhiều người cũng tìm đến bờ sông để mò vàng, khiến bờ sông vốn yên tĩnh ngày nào nay vô cùng huyên náo. Cuối cùng, chính quyền địa phương phải vào cuộc để giải tán nhóm người.
Các nhà quản lý đã mời chuyên gia ở Cục Di tích Văn hóa địa phương xuống để xác minh thông tin. Chuyên gia khảo cổ đến nhà Lưu Định Toàn và bày tỏ ý định muốn kiểm tra thứ anh ta nhặt được. Lưu Định Toàn không hề giấu giếm mà rất nhanh chóng đem thứ đó ra. Vừa nhìn thấy cục vàng nọ, các chuyên gia thốt lên “đây là một món bảo vật quý hiếm”.
Hóa ra, đây là chiếc ấn bằng vàng có giá trị hơn 660 tỷ đồng. (Ảnh: Sohu)
Các chuyên gia thuyết phục Lưu Định Toàn rằng nếu nhặt được di vật văn hóa mà không giao nộp là bất hợp pháp. Lưu Định Toàn đồng ý bàn giao món cổ vật này cho các chuyên gia. Sau đó, họ trao cho người ngư dân này món tiền thưởng 350 NDT (gần 1,2 triệu đồng) cùng một bằng khen cho người dân có công trong việc bảo vệ các di tích văn hóa.
Căn cứ vào năm ký tự "Thiên tướng quân ấn chương" được khắc ở dưới đáy của ấn, chuyên gia cho rằng di tích văn hóa này là ấn tướng thời Tây Hán. Các món cổ vật, đặc biệt là ấn vàng thời Tây Hán có giá trị rất cao trên thị trường đồ cổ.
Với một món đồ giá trị lịch sử cao như vậy, ấn rùa vàng này ước tính giá khoảng 200 triệu NDT (khoảng 660 tỷ đồng).
Vừa hay tin này, Lưu Định Toàn khóc ròng vì không ngờ mình tìm thấy món bảo vật giá trị như vậy nhưng đáng tiếc không thể bán.