Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Doanh nghiệp Mỹ kêu gọi bỏ thuế quan đối với Việt Nam

(VTC News) -

Hiệp hội thương mại Mỹ yêu cầu người đứng đầu cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) gạt bỏ biện pháp sử dụng thuế quan đối với Việt Nam.

Bloomberg đưa tin, các tổ chức, doanh nghiệp lớn nhất của Mỹ trong các lĩnh vực từ thực phẩm đến thời trang đã yêu cầu người đứng đầu cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) loại bỏ biện pháp sử dụng thuế quan như một hình thức được áp đặt trong tranh chấp thương mại với Việt Nam.

"Nếu chính quyền có lo ngại về các yếu tố trong mối quan hệ thương mại của Mỹ với Việt Nam thì việc trao đổi giữa hai bên là cần thiết, không phải thêm thuế quan", nội dung thư 76 tổ chức, doanh nghiệp Mỹ như Phòng Thương mại Mỹ, Liên đoàn Bán lẻ quốc gia và Hiệp hội Internet - gồm thành viên bao gồm Amazon và Google của Alphabet, gửi người đứng đầu cơ quan Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) Katherine Tai hôm 14/7.

Việt Nam là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 13 của Mỹ. (Ảnh: Bloomberg)

Các hiệp hội thương mại Mỹ cho rằng, quyết định áp đặt thuế quan với Việt Nam sẽ làm suy yếu mối quan hệ với đối tác quan trọng của Mỹ.

Việt Nam là thị trường cung cấp nguyên liệu thô và sản phẩm công nghiệp đầu vào chính cho các nhà sản xuất Mỹ. “Thuế quan đối với những sản phẩm này sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của các nhà sản xuất Mỹ”, hiệp hội thương mại Mỹ cho hay.

Theo Bloomberg, USTR đang điều tra việc nhập khẩu gỗ từ Việt Nam, trong khi Mỹ cũng đang xem xét liệu có nên tiếp tục áp đặt thuế quan trên lĩnh vực tiền tệ hay không. 

Hôm 16/4, Mỹ rút Việt Nam khỏi danh sách thao túng tiền tệ. Bộ Tài chính Mỹ đã khẳng định không có đủ bằng chứng để xác định Việt Nam thao túng tiền tệ như đã nêu trong "Báo cáo chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương mại lớn của Mỹ" vào cuối năm 2020.

Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, với giá trị các lô hàng tăng gấp đôi trong vòng 5 năm qua. Trong khi đó, Việt Nam là đối tác thương mại hàng hóa lớn thứ 13 của Washington.

Kông Anh

Tin mới