Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Doanh nghiệp chỉ hấp thụ khoảng 20% các gói hỗ trợ

“Hầu hết doanh nghiệp (DN) không tiếp cận được gói vay hỗ trợ để trả lương lao động vì DN lo thủ tục để vay được gói này còn khó hơn vay bình thường".

Ngày 3/10, UBND TPHCM tổ chức buổi tọa đàm “Khôi phục và phát triển kinh tế TPHCM trong bối cảnh diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19 hiện nay”. Các doanh nghiệp, chuyên gia đã nêu những khó khăn cũng như đề xuất giải pháp phục hồi, thúc đẩy kinh tế Thành phố.

Doanh nghiệp dệt may đang dần có nhiều đơn hàng từ thàng 10/2020.

Theo ông Chu Tiến Dũng, khảo sát gần đây của Hiệp hội cho thấy chỉ khoảng 5% DN trở lại trạng thái bình thường, 9% DN vượt qua những khó khăn bước đầu… Số DN khó khăn và rất khó khăn chiếm tới 84%. 

Các nguyên nhân chủ yếu do thiếu vốn, đứt gãy các chuỗi cung ứng, bị thu hẹp thị trường, cắt giảm lao động vì khó khăn…

Có tới 76% DN cho biết chưa tiếp cận được các gói hỗ trợ này của nhà nước. Chỉ có 10% DN đã tiếp cận ngân hàng cơ cấu lại nợ, giãn nợ, hạ lãi suất cho vay...  5% DN tiếp cận tạm ngừng đóng hưu trí, chưa có DN nào được gói vay lãi suất 0%.

Ông Trần Hoàng Ngân phát biểu tại tọa đàm sáng ngày 3/10 (ảnh chụp màn hình).

Hầu hết DN không tiếp cận được gói vay hỗ trợ để trả lương lao động, vì DN lo thủ tục để vay được gói này còn khó hơn vay bình thường. Ngân hàng chủ yếu cho vay khách hàng quen, còn khách hàng mới rất ít.

Trông chờ lớn nhất của DN là được “bơm máu” từ ngân hàng, các điều kiện cần thuận lợi hơn. Chính sách chưa thể hiện chia sẻ rủi ro cùng DN, chậm và không hát huy được các tác dụng. Các gói chỉ hấp thụ được khoảng 20%”, ông Dũng cho biết.

Số liệu từ Cục Thống kê TPHCM cho thấy kinh tế của thành phố 9 tháng đầu năm chưa lấy lại đà tăng trưởng khi chịu tác động tiêu cực của đại dịch COVID-19, căng thẳng Mỹ - Trung gia tăng trên nhiều lĩnh vực trong khi giá dầu thô, giá vàng diễn biến bất thường.

Thủ tục các gói vay hỗ trợ rườm rà khiến nhiều doanh nghiệp ngại vay.

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) 9 tháng đầu năm của TPHCM ước tăng 0,77% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực nông lâm thuỷ sản tăng 2,7%, khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 0,1%, khu vực dịch vụ tăng 1,2%.

Tổng thu cân đối ngân sách Nhà nước sau 9 tháng của TPHCM ước thực hiện 245.362 tỷ đồng, đạt 60,5% dự toán và giảm 14,6% so với cùng kỳ. Chỉ số sản xuất công nghiệp giảm 4,9%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng đạt 942.958 tỷ đồng, giảm 2,3%. Đặc biệt, ngành lưu trú, ăn uống giảm mạnh 39,9% và hoạt động lữ hành sụt giảm tới 73,6% vì dịch bệnh.

Tại tạo đàm, ông Trần Hoàng Ngân, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển TPHCM đặt vấn đề: “Hình như các gói giải pháp, các chính sách hỗ trợ DN đến được với đa số DN vì hầu hết đều bị ảnh hương. Chúng ta cứ đưa ra các thủ tục hành chính “phải… phải…” quá chậm để “cứu” DN”.

Một điểm sáng gần đây là chỉ số PMI (chỉ số quản lý thu mua) đã đạt 52,7 điểm. Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam có thêm kỳ vọng sẽ tăng trưởng trong quý IV, mặc dù một số DN nhự dệt may, da giày trong tháng 9 gần như không có đơn đặt hàng. Nhưng từ tháng 10/2020 trở đi đã có dấu hiệu tích cực.

Ông Ngân cho rằng, Việt Nam cần hình thành các quỹ bảo lãnh cho vay lãi suất thấp. Ông cho hay đã kiến nghị nhiều lần với Chính phủ làm sao có thêm các quỹ để hỗ trợ DN vừa và nhỏ.

“Đối với các gói hỗ trợ lần 1 cho DN, tỷ lệ thành công rất khiêm tốn. Chúng ta đã rút ra nhiều bài học liên quan đến thủ tục hành chính trong gói hỗ trợ lần 1 này, để làm sao chúng ta có gói hỗ trợ thứ 2 phù hợp hơn để hỗ trợ DN” – ông Ngân kiến nghị và nhấn mạnh, gói hỗ trợ lần 2 cần phải được triển nhanh, đúng mục tiêu, đúng trọng tâm để hỗ trợ sớm DN phục hồi, đặc biệt quan tâm đến đối tượng người lao động.

Kiến nghị giải pháp, ông Chu Tiến Dũng cho rằng TPHCM cần quyết liệt đồng hành, chia sẻ rủi ro cùng DN để các gói hỗ trợ tới tay DN; Đẩy mạnh kích cầu du lịch, mua sắm tiêu dùng; Ngân hàng Nhà nước cải thiện các điều kiện cho vay, có thể cho DN vay bằng cách thẩm định các nguồn thu dòng tiền, phương án kinh doanh, tín chấp...

Dịch bệnh COVID-19 đã kéo giảm phát triển tăng trưởng kinh tế TPHCM xuống dưới 1,2%.

Chủ tịch Hiệp hội DN quận 1 Nguyễn Cao Trí nhìn nhận, ách tắc lớn nhất là thủ tục hành chính cần tháo gỡ, tạo thuận lợi thì sẽ có dòng vốn chảy vào thị trường rất lớn. Vốn có rồi, tiền có rồi nhưng thủ tục vướng khiến hàng chục dự án không triển khai được. Ông Trí cho rằng gói hỗ trợ từ nhà nước, DN cũng cũng không mong chờ, DN chỉ cần các sở ban ngành tháo gỡ nhanh thủ tục hành chính, và chọn ra 30 DN làm thí điểm thực hiện, sau đó triển khai ra cộng đồng DN TPHCM.

Chia sẻ tại tọa đàm, Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong cho biết, lần đầu tiên kinh tế thành phố tăng trưởng dưới 1,2%, lần đầu tiên có trên 27.000 DN giải thể và tạm ngưng hoạt động với số vốn đăng ký kinh doanh giảm hơn 140.000 tỷ đồng.Trong đó, du lịch chịu ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh, hơn 1.300 DN lữ hành của thành phố bị sụt giảm số lượng hành khách lẫn doanh thu.

Tuy nhiên, theo Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thành Phong, mặc dù tác động của dịch bệnh COVID-19 rất lớn nhưng đã cho thấy sống mãnh liệt của các DN TP. “Hơn 6.000 DN hoạt động trở lại, hơn 30.000 DN thành lập mới với số vốn đăng ký là 696.000 tỷ đồng, trong đó có 579 DN thành lập mới có số vốn đăng ký trên 100 tỷ đồng…” – ông Phong cho biết.

Theo ông Phong, TPHCM đã thành lập Hội đồng phát triển kinh tế ngành không chỉ gồm lãnh đạo sở ngành, mà có cả chuyên gia, cả hiệp hội, DN tham gia. Từ đó, Thành phố tập hợp được nhiều đóng góp, đề xuất giá trị, thiết thực hơn, có những giải pháp kịp thời, hiệu quả để khôi phục, phát triển kinh tế TPHCM.

Nguồn: Tiền Phong

Tin mới