Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Dịch cúm bùng phát, khi nào cần dùng thuốc Tamiflu?

Nhiều người chưa hiểu về tác dụng của thuốc Tamiflu nhưng tự mua về sử dụng, khiến loại thuốc này trở nên khan hiếm và giá cả tăng cao.

Từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận hơn 400.000 trường hợp mắc cúm, trong đó ghi nhận 10 trường hợp thiệt mạng, chủ yếu là do mắc nhiều bệnh cùng một lúc hoặc bị biến chứng nhưng không điều trị kịp thời.

Tuy số người mắc và số thiệt mạng do cúm đều giảm so với cùng kỳ năm ngoái nhưng đang là mùa cúm nên cố ca nhập viện gia tăng. Đây là bệnh thông thường và thường tự khỏi, nhưng nhiều người chưa hiểu về tác dụng của thuốc Tamiflu tự mua về sử dụng, khiến loại thuốc này trở nên khan hiếm và giá cả tăng cao. Vậy khi nào cần sử dụng thuốc Tamiflu ức chế sự nhân lên của virus?

Dich cúm gia tăng, nhiều người nhập viện. 

Tại Hà Nội, Bệnh viện viện Nhi Trung ương trung bình mỗi ngày tiếp nhận 15-30 bệnh nhi mắc cúm. Khoa truyền nhiễm các bệnh viện viện đa khoa và tại những bệnh viện chuyên khoa nhiệt đới khác cũng ghi nhận số ca mắc cúm gia tăng.

Tiến sĩ Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội, Trung tâm Bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết, cúm là bệnh truyền nhiễm lây qua đường hô hấp, thường gia tăng khi thời tiết giao mùa Thu- Đông và Đông Xuân.

Bệnh cúm thường có diễn biến nhẹ và hồi phục trong vòng từ 2 đến 7 ngày. Không phải trường hợp nào cũng cần phải dùng thuốc Tamiflu và loại thuốc này chỉ có tác dụng trong 48 giờ kể từ khi có triệu chứng hắt hơi, xổ mũi. Tuy nhiên, nhiều gia đình tự ý mua thuốc cho bệnh nhân uống, góp phần làm cho Tamiflu trở nên khan hiếm và tăng giá.

“Uống Tamiflu sau 48 giờ kể từ khi có triệu chứng thì kết quả điều trị không khác gì so với nhóm không dùng thuốc. Các nghiên cứu mới nhất cũng chỉ ra, sau khi uống thuốc Tamiflu đúng chỉ định thì virus trong cơ thể cũng vẫn còn.

Do vậy, điều quan trọng là hạ sốt cho bệnh nhân, vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý, quan tâm đến chế độ dinh dưỡng để nâng cao sức đề kháng. Khi trẻ có bất thường về sức khỏe, trước hết cần đưa đi khám…”, Tiến sĩ Đỗ Thiện Hải nói.

Theo Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, các chủng cúm hiện nay vẫn chủ yếu là cúm AH1N1, H3N2 và cúm B. Đây là những chủng cúm thông thường và hiện nay chưa ghi nhận sự biến chủng cũng như chưa phát hiện chủng virus mới. Tiêm vaccine cúm hàng năm là phương pháp hiệu quả nhất để phòng bệnh.

Bác sĩ y khoa Đoàn Thị Khánh Trâm, Hệ thống tiêm chủng VNVC cho biết: "Trẻ dưới 9 tuổi, chưa tiêm bao giờ thì tiêm 2 mũi vaccine cúm, mỗi mũi cách nhau một tháng. Sau 9 tuổi thì tiêm một mũi và nhắc lại sau 1 năm. Với những trường hợp đã tiêm vaccine mùa cúm Nam bán cầu mà chưa đến lịch tiêm, có thể tiêm thêm vaccine mùa cúm Bắc bán cầu để chủ động phòng bệnh….

Trẻ em với sức đề kháng yếu dễ mắc bệnh cúm nhưng tỷ lệ được tiêm vaccine mới chỉ đạt gần 30%. Các chuyên gia y tế khuyến cáo trẻ có thể tiêm nhiều mũi vaccine cùng một lúc, trong đó có vaccine cúm, vừa góp phần phòng bệnh, vừa tiết kiệm thời gian, chi phí đi lại cho các bậc phụ huynh.

Văn Hải/VOV1

Tin mới