Hà Nội
Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, địa phương có nhiều lễ hội nhất là Hà Nội với 1.095 lễ hội/năm. Một số lễ hội lớn tại đây thu hút đông đảo khách thập phương tham gia như: Lễ hội Chùa Hương (huyện Mỹ Đức), Lễ hội Gióng đền Sóc (huyện Sóc Sơn), Lễ hội Gióng đền Phù Đổng (huyện Gia Lâm), Lễ hội Cổ Loa (huyện Đông Anh), lễ hội đền Hai Bà Trưng (huyện Mê Linh), lễ hội Láng, lễ hội Chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa (quận Đống Đa), lễ hội Tản Viên Sơn Thánh (huyện Ba Vì)...
TP.HCM
Bắc Ninh
Nam Định
Cần Thơ
Cà Mau
Phú Thọ
Lai Châu
Theo Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, tỉnh có ít lễ hội nhất là Lai Châu với 17 lễ hội/năm. Lễ hội là di sản văn hóa của dân tộc ta, là sinh hoạt cộng đồng hấp dẫn, thu hút đông đảo mọi tầng lớp nhân dân tham gia.
Trên khắp đất nước ta, địa phương nào cũng có lễ hội, diễn ra quanh năm. Lễ hội đã trở thành nhu cầu không thể thiếu trong đời sống nhằm thoả mãn khát vọng trở về cội nguồn, sinh hoạt tín ngưỡng, cân bằng đời sống tâm linh và hưởng thụ, sáng tạo văn hoá của nhân dân.
Lễ hội ngành nghề
Lễ hội văn hóa
Lễ hội truyền thống
Cả nước hiện có 8.868 lễ hội, trong đó có tới 8.103 lễ hội truyền thống.
Về thời gian tổ chức, các lễ hội khu vực phía Bắc thường tập trung vào mùa xuân, khu vực miền Trung - Tây Nguyên thường từ tháng 4 đến tháng 9, trong khi khu vực Nam Bộ diễn ra chủ yếu từ tháng 10.
Lễ hội có nguồn gốc nước ngoài
Lễ hội Gióng
Lễ hội chùa Hương
Lễ hội chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội là lễ hội có thời gian kéo dài nhất ở Việt Nam.
Lễ hội chùa Hương thường diễn ra trong 3 tháng, bắt đầu được khai hội vào ngày 6 tháng Giêng và kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Phần lễ thực hiện rất đơn giản, thường mở đầu bằng nghi lễ Khai Sơn. Đây là một trong những sự kiện quan trọng nhất, thường diễn ra vào buổi sáng sớm của ngày khai mạc lễ hội, sau đó là nghi lễ dâng hương. Phần hội có nhiều hoạt động văn hóa, lễ hội độc đáo như bơi thuyền, leo núi và các chiếu hát chèo, hát văn…
Lễ hội đền Hùng
Lễ hội Lim
Tuyên Quang
Nam Định
Bắc Ninh
Phú Thọ
Hát Xoan là loại hình dân ca lễ nghi phong tục hát thờ thần, thành hoàng với hình thức nghệ thuật đa yếu tố: Có nhạc, hát, múa, thường được biểu diễn vào dịp đầu xuân, phổ biến ở vùng đất tổ Hùng Vương - Phú Thọ.
Năm 2011 UNESCO công nhận hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại cần bảo vệ khẩn cấp.
Năm 2018 UNESCO ghi danh hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.