Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Đi xem rước 'ông' Lợn khổng lồ ở La Phù

Lễ hội rước ông Lợn làng La Phù diễn ra vào tối 13 tháng Giêng hàng năm từng là một trong những lễ hội độc đáo đầu xuân, nhưng nay cũng đã nhiều thay đổi

(VTC News) - Lễ hội rước ông Lợn làng La Phù diễn ra vào tối 13 tháng Giêng hàng năm từng là một trong những lễ hội độc đáo đầu xuân, nhưng ngày nay cũng đã có nhiều thay đổi. 

Xã La Phù là một làng nghề giàu có bậc nhất Hà Tây cũ, nay là huyện Hoài Đức, Hà Nội.
Sự giàu có của La Phù khiến cho lễ hội thêm tưng bừng, nhưng với những ai ưa hoài niệm, Lễ rước ông Lợn truyền thống làng La Phù đã mai một khá nhiều.
Đây là một em nhỏ múa sênh tiền. Trước kia, gần như xóm nào trước đoàn rước ông Lợn cũng có một đội múa sênh tiền là các em nhỏ. Giờ thì đội sênh tiền nhí đếm trên đầu ngón tay. 
 Selfie đoàn rước
Khi những phường bát âm, những nhịp sênh tiền thưa dần cũng là lúc những ông Phúc, Lộc, Thọ xuất hiện nhiều hơn với nén vàng trên tay, thực ra là một chiếc hộp để xin tiền.
Ông Lợn thì vẫn được nuôi theo quy trình nghiêm ngặt như ngày nào, vẫn ăn cháo, ngủ mắc màn, và vẫn 'khổng lồ' với cân nặng luôn trên 200 kg nhưng sự uy nghiêm, vẻ thần thánh có phần rất khác xưa.
Ông Lợn làng La Phù, ngoài tấm voan lá mỡ bao đời khoác lên mình, vài năm trở lại đây, còn đeo cả đèn... led. 
Thôn Chùa Tổng nằm ở đầu làng, bao giờ rước về hướng đình, cũng đi cuối cùng.  bởi vậy có nhiều 'đất' để biểu diễn rồng. Thế là vài năm trở lại đây, rồng Chùa Tổng thỏa sức mà nhào lộn.
Từ ngày có những màn múa kể trên, người đi xem hội không còn mấy chú ý tới nhân vật chính của đoàn rước là... ông Lợn. 
Người ta quên bàn tán xem ông Lợn xóm nào, thôn nào đẹp, trang trí cầu kỳ, tấm voan lá mỡ căng thế nào...?  
Tại đình làng La Phù, nếu xưa phải gần 12h đêm các ông Lợn mới được cho rước vào cung. Bây giờ, phần vì số lượng ông Lợn ngày một đông (do thành lập nhiều thôn, xóm mới), phần vì không còn quá cầu kỳ trong nghi thức nên chỉ khoảng 21h là các ông Lợn đã được cho tiến cung. 
Các ông Lợn tiến cung được làng họp và phân trước đó. Cách đây 10 năm, khi tác nghiệp tại Lễ hội La Phù. Tôi nhớ như in, sau khi hợp đủ các ông Lợn trong đình, nghi lễ tiến cung mới thực hiện.
Nhưng bây giờ, các ông gần như 'thần tốc' tiến một mạch từ tam quan, qua cửa đại rồi vào thẳng cung. 
Đón các ông ở cửa đại có một vài vị bô lão trong trang phục áo tế. 
Các bô lão đi trước, ông Lợn giương mắt đi sau, lẫn vào đám rước là tiếng trống múa lân, tiếng bát âm và cả tiếng nhà sàn của một đám thanh niên còn mải nhảy nhót trong một con ngõ ngay cạnh đình.

Hà Thành (Thực hiện)

Nguồn:

Tin mới