Alexa Juckiewicz-Caspell, 10 tuổi đến từ Clacton-on-Sea, Essex, Anh mắc phải hội chứng Steven Johnson (SJS) sau khi dùng thuốc giảm đau 2 năm về trước.
Thuốc nhanh chóng gây ra dị ứng, phản ứng với triệu chứng kinh hoàng với cô bé. Ban đầu cô bé bị phồng rộp ngẫu nhiên trên khắp cơ thể, sau đó là liên tiếp những phản ứng xảy ra.
Alexa được đưa đến bệnh viện để cấp cứu khi những mụn nước nổi lên và vỡ ra trên môi của cô. Đến bệnh viện chữa trị, nhưng các phản ứng của cô bé còn tồi tệ hơn nữa.
Alexa phải chịu đựng đôi môi phồng rộp và phát ban khắp cơ thể do phản ứng cực đoan với thuốc giảm đau, không ai nghĩ rằng cô sẽ qua khỏi.
Thông tin về triệu chứng, hình ảnh và chẩn đoán bệnh cho cô bé được gửi tới nhiều chuyên gia khác nhau nhưng không ai đưa lại được kết quả chính xác căn bệnh Alexa gặp phải.
Alexa bị giữ trong phòng cách ly khi các bác sĩ lột bỏ làn da bị bong tróc, nổi mụn khắp cơ thể em, cô bé còn bị cạo đầu và băng bó khắp người. Đó thực sự là những ngày tháng đau đớn và đáng sợ, phải mất đến 2 tuần cô bé mới có thể nhìn thấy được. Mọi hi vọng với bé gái này dường như tắt phụt trên giường bệnh.
Sau khi bị nổi mụn lột da đến 65% cơ thể, cô bé hôn mê, mắt và miệng cô bị đóng chặt. Alexa sau đó tỉnh dậy với trí nhớ gần như mất hoàn toàn.
Nhưng, điều kì diệu đã xảy ra, chính Alexa đã tạo nên kỳ tích và sự ngạc nhiên cho cả bác sĩ điều trị khi qua từng ngày cô bé lại có thể thở được bình thường, rồi đi bộ, nói chuyện, ăn uống và sắp tới là có thể nhanh chóng quay lại trường học.
Hội chứng Steven Johnson có đặc điểm nổi bật là các tổn thương ở da, niêm mạc xảy ra cấp tính với tình trạng hoại tử lan rộng, bóc tách lớp thượng bì (tổn thương da thường < 10% diện tích cơ thể).
Hội chứng này thường xảy ra ở mọi lứa tuổi (trung bình từ 25-47 tuổi) và có thể đe dọa đến tính mạng (tỷ lệ chết người vào khoảng 5%).
Tuy chưa có thống kê chính xác nhưng hiện nay tỷ lệ bị Steven Johnson ở Việt Nam có xu hướng ngày càng gia tăng do việc sử dụng thuốc, mỹ phẩm bừa bãi, không tuân theo chỉ định của bác sĩ.
Nguyên nhân đầu tiên chủ yếu do dị ứng thuốc (thuốc kháng sinh, thuốc chống co giật, thuốc điều trị gout, thuốc kháng viêm giảm đau, vaccin..). Hai là do nhiễm trùng, nhiễm siêu vi (herpex, coxsakies, influeza, virus viêm gan, Epsein – Barr virus, enterovirus, liên cầu nhóm A…). Ba là do bệnh lý ác tính, còn lại là do vô căn.
Điều trị cho một người bị hội chứng này giống như chữa bệnh bỏng, vì Steven Johson gây ra tình trạng hoại tử da nặng nề, đe dọa tính mạng.
Alexa trải qua 6 tuần trong bệnh viện, các bác sĩ ban đầu bối rối bởi tình trạng của cô.
Khi Alexa lần đầu tiên đến bệnh viện, cô được đưa đến khoa bỏng. Với những vết rộp phủ khắp cơ thể, các bác sĩ buộc phải cạo trọc tóc của cô bé để tránh chà xát khiến làn da bị tổn thương.
Sau khi mắt cô bị đóng lại, các bác sĩ mất hai tuần để tìm lại ánh sáng cho cô.
Nỗ lực và nghị lực phi thường Alexa dần hồi phục từng ngày và được trở về nhà, tuy nhiên cô bé vẫn bị phồng rộp môi sau mỗi khi ăn.
Cô bé cũng thường xuyên bị nghẹn thức ăn của mình.
Dù hồi phục phần nào nhưng tình trạng của Alexa quá yếu khiến cô bé không thể tham gia vào một số hoạt động của trường.
Theo thời gian, cô bé đang dần hồi phục.
Mọi người đều xúc động, cảm phục cô bé nghị lực này.
Video: Thử nghiệm cái chết trong quan tài, một người phụ nữ ... chết thật