(VTC News) – Hiệp hội Vận tải Hà Nội vừa đề xuất Bộ GTVT cho cắm biển đón khách dọc đường, nhưng đề xuất này có vẻ chưa được sự đồng thuần từ ngành giao thông.
Cho rằng, việc xóa điểm đón trả khách dọc quốc lộ gây khó khăn cho việc đi lại của hành khách và là nguy cơ gây tai nạn giao thông do phóng nhanh vượt ẩu, Hiệp hội Vận tải Hà Nội vừa đề xuất Bộ Giao thông cho cắm biển đón khách dọc đường.
Liên quan tới đề xuất này, phóng viên VTC News đã có cuộc trao đổi với Chủ tịch Hiệp hội Vận tải Hà Nội Bùi Danh Liên.
- Đến nay, Bộ Giao thông vận tải đã chấp thuận đề xuất: “Cắm biển đón trả khách dọc đường” của Hiệp hội Vận tải Hà Nội chưa?
Đề xuất đó đã chính thức được đưa vào dự thảo sửa đổi thông tư 14 về quản lý vận tải hành khách bằng ô tô sau kết luận mới đây của Bộ trưởng Đinh La Thăng.
Ông Bùi Danh Liên |
Mục tiêu của cơ quan cho nhổ gần hết các điểm đón trả khách dọc đường là không muốn cho ô tô dừng đỗ đón trả khách trên tuyến vì họ sợ như thế sẽ gây mất an toàn hoặc làm phát sinh xe dù, bến cóc.
Trên thực tế, khi nhổ biển đi, hành khách có thể đón, bắt xe ở bất cứ chỗ nào trên đường. Chỗ nào họ cũng đứng bắt xe được kể cả trong nội thành Hà Nội lẫn ngoại tỉnh.
Kể cả những nơi không an toàn như đường chật hẹp, mật độ giao thông cao, hay cả trên đường cao tốc, họ vẫn cứ bắt khách.
Điều này dẫn tới hậu quả các xe khách phải dừng đỗ rất nhiều lần, đến chặng cuối của hành trình, lái xe thường phải tăng tốc độ để về bến đúng giờ làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn.
Chưa kể có những người ngược đường, cách bến xe hàng chục cây số, nếu cứ bắt họ đổ dồn về bến để bắt xe đi ngược trở lại thì sẽ không khả thi. Cho nên việc cắm biển đón trả khách dọc đường là tất yếu.
Ngoài ra, do nhà xe không có vé để bán cho từng chặng một nên nhiều khi hành khách chỉ đi 1 chặng, họ vẫn thu với giá vé toàn tuyến, gây thiệt hại cho hành khách.
- Vậy khi cắm biển đón trả khách dọc đường có lợi gì?
|
Tóm lại, cả phía hành khách và doanh nghiệp đều có lợi cả.
- Có vẻ như nhiều doanh nghiệp chưa ủng hộ đề xuất này. Theo ông vì sao?
Khi có các biển này rồi, doanh nghiệp sẽ phải đăng kí phát hành vé chặng, cụ thể giá vé mỗi chặng. Như vậy, họ sẽ không thể hét giá hay “chặt chém” hành khách đi một chặng ngắn tùy ý được nữa nên họ phản đối là tất yếu.
Họ “chặt chém” một phần vì lợi ích cho người lái xe, phần khác là để bù vào tiền xử phạt. Mỗi lần xe dừng đỗ không đúng nơi quy định thường bị phạt 1 – 2 triệu đồng và lái xe bị giữ bằng 30 ngày. Thế nên họ phải thu cao lên, nhiều khi “nẹt” khách đi một chặng phải trả vé toàn tuyến.
- Người ta vẫn lo ngại nếu “thả rông” cho xe bắt khách dọc đường như vậy, số vụ tai nạn lại tăng theo chiều thẳng đứng. Ông nghĩ sao về quan điểm này?
Hiệp hội Vận tải Hà Nội vừa đề xuất Bộ Giao thông cho cắm biển đón khách dọc đường. |
Khi ra khỏi bến, nhiều xe chỉ có 1 – 2 hành khách. Tôi từng ngồi một xe từ bến Nước Ngầm tới Vinh vào lúc 5h sáng, khi ra khỏi bến, trên xe có mỗi mình tôi là khách. Từ đó cho tới qua thành phố Thanh Hóa, xe mới đón đủ khách.
|
- Các lực lượng chức năng phản ứng thế nào trước đề xuất trên của Hiệp hội, thưa ông?
Bên ngành giao thông, các cơ quan tuần tra, kiểm soát không tán thành việc cắm biển đó. Họ không muốn có biển để phạt nhiều vì mỗi lần phạt lên tới 1 – 2 triệu đồng. Tuy nhiên, tới giờ tôi chưa thấy đơn vị nào chính thức lên tiếng phản đối.
- Biển sẽ được cắm ra sao?
Người ta chỉ cắm một cái biển dừng đỗ xe để đón khách chứ tiền đâu mà làm mái che, chỗ ngồi như bến xe buýt. Biển cao khoảng 3 mét, cách nhau chừng 10 km.
Xin cảm ơn ông!
Minh Quân