Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Đấu trường Toán học mở rộng thêm cho thí sinh khối Trung học cơ sở

(VTC News) -

Điểm mới của mùa giải lần này là sân chơi Đấu trường Toán học sẽ được mở rộng hơn cho các khối lớp Trung học cơ sở thay vì chỉ từ lớp 1 – 6 như mùa giải trước.

Không mất nhiều thời gian chuẩn bị và giảm tải áp lực cho học sinh, Đấu trường Toán học VioEdu là một sân chơi trí tuệ kết hợp chơi mà học, vừa củng cố kiến thức, vừa rèn luyện kỹ năng toán học và công nghệ thông tin cần thiết cho các em. Hơn nữa, thông qua việc được cạnh tranh với nhau, các em có thêm hứng thú học tập và tăng dần sự tự tin cũng như phản xạ.

Học sinh tạo tài khoản VioEdu và tham gia tranh tài miễn phí với tổng số 30 trận đấu kéo dài qua cả hai học kỳ. Đấu trường vẫn sẽ diễn ra trong một khung giờ từ 20h30 - 20h50 thứ 6 hàng tuần, tuy nhiên khác với mùa 1, thời gian làm bài sẽ tăng từ 15 lên 20 phút. Cấu trúc đề thi giữ nguyên tổng số 50 câu hỏi nhưng tăng tỷ lệ các dạng Toán tư duy.

Gần 700 học sinh tham gia trận chung kết Đấu trường Toán học VioEdu huyện Mê Linh ngày 19/9. 

Đặc biệt, ngay sau khi học sinh hoàn thành bài làm, hệ thống sẽ trả về bảng đánh giá kiến thức, chỉ ra điểm mạnh cũng như lỗ hổng kiến thức của các em, gợi ý lộ trình cải thiện phù hợp. Điều này giúp việc học tập và thi đua trên nền tảng VioEdu trở thành lộ trình khép kín, có tính liên kết chặt chẽ, từ đó mang lại đánh giá năng lực chính xác và hiệu quả học tập cao hơn cho học sinh.

Ở mùa giải mới, học sinh có nhiều cơ hội nhận giải thưởng hơn hẳn so với phiên bản trước đó. Bên cạnh phần quà hiện vật, các em sẽ nhận được biểu tượng kim cương VioEdu. Những biểu tượng kim cương này sẽ dùng để xếp hạng và khi tích lũy đến số lượng nhất định có thể quy đổi sang quà tặng thiết thực. 

Trước hiệu quả và những lợi ích thực tiễn của cuộc thi dành cho học sinh, nhiều đơn vị giáo dục lần lượt phối hợp với VioEdu để tổ chức riêng đấu trường khu vực cho học sinh trên địa bàn, như Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Gò Vấp, quận Tân Phú (TP.HCM), huyện Mê Linh (Hà Nội) và nhiều trường tiểu học trên cả nước.

Trao giải Bạch Kim cho các thí sinh tham dự giải đấu tại huyện Mê Linh - Hà Nội. 

Là người trực tiếp sử dụng và đánh giá về hệ thống VioEdu, thầy Trần Trọng Khiêm - Phó phòng Giáo dục và Đào tạo quận Tân Phú, TP.HCM cho rằng: “Đứng ở góc độ nhà trường, tôi thấy cuộc thi hữu ích và thu hút với các em. Hệ thống có nhiều điểm ưu việt, khơi gợi được hứng thú học tập một cách tự nhiên nhất. Khi quen với cách học tập chủ động, các em sẽ không bị bỡ ngỡ khi thay đổi môi trường học, và không bị áp lực trước lượng kiến thức mà các em phải giải quyết”.

Khi học trong môi trường thiếu tính cạnh tranh, nhiều năng lực của học sinh có thể không được khai phá. Đấu trường Toán học VioEdu không chỉ dừng ở một game thi giúp học sinh củng cố kiến thức mà qua đó các em thấy được sức học của mình so với bạn bè cùng trang lứa, có động lực để cố gắng hơn.

“Bé nhà mình có nhược điểm vận động tinh kém hơn các bạn cùng tuổi. Sau thời gian con học tập và thi đấu trên VioEdu, bây giờ con thao tác trên máy tính còn nhanh hơn bố, một người cũng hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin”, anh Ngọc Ba, phụ huynh có con học lớp 1, lọt top 70 bạn vào vòng chung kết của Đấu trường Toán học VioEdu mùa đầu tiên chia sẻ. 

Mới đây nhất, trong trận chung kết Đấu trường Toán học VioEdu huyện Mê Linh, Nhìn Chí Long (tiểu học Chu Phan) lên nhận giải Vàng, anh Bính (bố của Long) đã không giấu được niềm vui và nhiều bất ngờ về cậu con trai vốn chỉ ham chơi điện tử: “Từ lúc bị cuốn vào việc thách đấu và cày bảng xếp hạng trên VioEdu, cháu thích học và tự giác ngoài sức kỳ vọng của mình, trước đây bố mẹ phải thúc giục, nhắc”. 

Hoàng Thọ

Tin mới