Bà Dương năm nay đã ngoài 60 tuổi, vài năm nay, bà cảm thấy cuộc sống của mình rất viên mãn, hạnh phúc khi con trai kết hôn, rồi cháu trai ra đời, sau đó bà lại lên chức bà ngoại.
Tuy nhiên cách đây 2 tháng, bà Dương thấy trên người nổi nhiều nốt ban nhỏ, rất ngứa và khó chịu. Ban đầu tưởng là bệnh ngoài da, bà uống một số thuốc nhưng tình trạng này không cải thiện. Bà vội vàng đến bệnh viện thăm khám thì mới biết nguyên nhân là do nhiễm độc niệu (hội chứng Uremia).
Nghe tin mình mắc bệnh, bà Dương vừa bàng hoàng vừa nghi hoặc, tại sao chỉ nổi mẩn ngứa trên người mà lại bị nhiễm độc niệu?
Các triệu chứng ngoài da của bệnh suy thận
Một khi thận có vấn đề, chúng sẽ gửi một số tín hiệu qua da, ví dụ như khi bị suy thận, cơ thể tích tụ quá nhiều độc tố sẽ dẫn đến các triệu chứng như phát ban, ngứa ngáy trên da. Ngoài ra cũng có thể xuất hiện các triệu chứng dưới đây:
1. Nổi sẩn, nốt có vẩy
Nhiều bệnh nhân suy thận mắc kèm theo bệnh Perforating Collagenosis (một dạng của bệnh da xuyên thủng mắc phải), đồng thời xuất hiện một số triệu chứng ngoài da như nổi sẩn, nốt có vẩy.
2. Biến dạng móng tay nửa móng
Nếu có triệu chứng một nửa móng tay màu trắng, nửa còn lại chuyển màu vàng nâu, hãy cẩn thận bởi đây có thể là dấu hiệu của bệnh suy thận.
3. Da khô
Những biểu hiện bất thường về da kèm theo các triệu chứng như da khô, ngứa và nứt nẻ cũng có thể liên quan đến bệnh suy thận.
4. Porphyria (rối loạn chuyển hóa porphyrin)
Nếu mắc bệnh thận mãn tính, ở giai đoạn cuối hoạt tính của decarboxylase uroporphyrinogen (UROD) sẽ giảm, porphyrin ở da tăng, gây bệnh Porphyria (rối loạn chuyển hóa porphyrin).
5. Sắc tố
Suy thận có thể gây ảnh hưởng đến chức năng ngăn cản thanh thải của hormone kích thích tế bào hắc tố α, dẫn đến tăng sắc tố cục bộ.
Bệnh nhân nhiễm độc niệu có thể sống được bao lâu?
Một khi bị chẩn đoán bị nhiễm độc niệu, tính mạng sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, hầu hết bệnh nhân chỉ còn biết dựa vào lọc máu để duy trì sự sống, vậy họ có thể sống được bao lâu sau khi bị nhiễm độc niệu?
Các bệnh nhân nhiễm độc niệu có cơ địa, môi trường lọc máu khác nhau thì thời gian sống được cũng khác nhau. Nếu lọc máu đủ, điều kiện kinh tế cho phép, loại trừ các biến chứng thì nhìn chung họ có thể sống được trên 10 năm.
Theo thống kê, 5% bệnh nhân nhiễm độc niệu sống được hơn 5 năm, 90% sống được hơn 1 năm.
Muốn tránh xa nhiễm độc niệu, người cao tuổi nên chú ý hơn
Tại sao người già dễ bị nhiễm độc niệu? Nguyên nhân chủ yếu là do đái tháo đường, tăng huyết áp và tổn thương thận do các yếu tố bên ngoài tác động.
Phần lớn người cao tuổi mắc các bệnh cơ bản như đái tháo đường, tăng huyết áp, một khi các bệnh này không được kiểm soát tốt sẽ dễ dẫn đến nhiễm độc niệu.
Ngoài ra, một số yếu tố bên ngoài như cảm lạnh, dùng thuốc bổ thận, nhiễm trùng cũng có thể khiến thận của người cao tuổi bị tổn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể bị nhiễm độc niệu.
Nên phòng ngừa nhiễm độc niệu hơn là điều trị. Để phòng bệnh, người cao tuổi nên khám sức khỏe và tầm soát định kỳ, nếu có các bệnh như tăng huyết áp, đái tháo đường, axit uric cao thì phải kiểm soát hợp lý và điều trị tích cực. Ngoài ra, nếu có những thói quen không tốt như thức khuya, nhịn tiểu, thiếu ngủ… thì cần thay đổi.
Nhìn chung, nếu da nổi mẩn đỏ, ngứa ngáy… thì đây có thể là dấu hiệu cho thấy thận bị tổn thương. Đặc biệt, nếu có những vết mẩn ngứa ngoài da lâu ngày không chữa khỏi, bạn cần đi khám càng sớm càng tốt. Người cao tuổi là nhóm đối tượng có nguy cơ cao nhiễm độc niệu, vì thế nên khám sức khỏe thường xuyên.