Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Thông báo

Gửi bình luận thành công

Đóng
Thông báo

Gửi liên hệ thành công

Đóng
Đóng

Đậu bắp có tác dụng gì?

(VTC News) -

Đậu bắp là thực phẩm quen thuộc trong các bữa ăn hàng ngày, vậy đậu bắp có tác dụng gì?

Đậu bắp là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng và ngày càng được nhiều người lựa chọn vào thực đơn hàng ngày. Vậy đậu bắp có tác dụng gì với sức khỏe?

Giá trị dinh dưỡng của đậu bắp

Bài viết trên Báo Sức khỏe & Đời sống cho biết, không chỉ sử dụng làm thực phẩm, đậu bắp từ lâu đã nổi tiếng là cực kỳ có lợi cho sức khỏe. Hàm lượng dinh dưỡng có trong đậu bắp rất dồi dào với rất nhiều dưỡng chất cần thiết.

Một chén đậu bắp sống nặng 100g chứa:

  • 33 calo
  • 1,9g protein
  • 0,2g chất béo
  • 3,2g chất xơ
  • 31,3mg vitamin K
  • 0,2mg thiamin
  • 0,215mg vitamin B6
  • 60mcg folate
  • 23 mg vitamin C
  • 36 mcg vitamin A

Đậu bắp cũng chứa một lượng nhỏ đồng, sắt, niacin và phốt pho.

Đậu bắp có tác dụng gì là băn khoăn của nhiều người.

Đậu bắp có tác dụng gì?

Thông tin trên website Bệnh viện Đa khoa Vinmec chỉ ra, đậu bắp là loại thực vật chứa rất nhiều chất dinh dưỡng như Protein, Vitamin A,E,B, Axit amin, Kali, Canxi,... có lợi cho cơ thể con người cùng với rất nhiều tác dụng như:

Bệnh tiểu đường: Đậu bắp chứa các chất như insulin có khả năng hỗ trợ giảm lượng đường trong máu, giúp ích cho quá trình điều trị bệnh tiểu đường. Uống nước ép đậu bắp có thể làm giảm lượng đường trong máu. Vì vậy người bệnh mắc bệnh tiểu đường có thể bổ sung thêm đậu bắp vào thực đơn, kiểm soát tình trạng bệnh tiểu đường.

Bệnh thiếu máu: Thường xuyên uống nước ép đậu bắp còn có thể tránh nguy cơ mắc bệnh thiếu máu, bởi đậu bắp cũng có một hàm lượng chất sắt, kali, kẽm,...rất cao giúp bổ sung các chất dinh dưỡng tái tạo máu.

Hệ tiêu hóa: Đậu bắp rất tốt cho hệ tiêu hóa, hỗ trợ cải thiện chức năng của hệ tiêu hóa. Thực tế, chất nhầy dính trong đậu bắp được tạo thành từ polisaccarit như collagen và mucopolysacarit giúp cải thiện nuôi dưỡng vi sinh vật có lợi cho đường ruột.

Tác dụng chính của nó là nhuận tràng, hỗ trợ các vấn đề về rối loạn tiêu hóa. Đậu bắp còn chứa rất nhiều chất xơ cùng với chất nhầy có thể điều hòa sự hấp thu của ruột non giúp điều chỉnh lượng đường huyết. Chất nhầy này còn là môi trường phát triển cho vi khuẩn đường ruột, có tác dụng bôi trơn đường ruột.

Bệnh táo bón: Lượng chất xơ trong đậu bắp có thể hấp thụ nước làm thành khối phân lớn, kiểm soát nồng độ cholesterol trong máu giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón. Đậu bắp cũng có thể có tác dụng như loại thuốc nhuận tràng, cùng với chất xơ liên kết với các độc tố giúp giảm bệnh nhu động ruột.

Bệnh loãng xương: Chất nhầy khi ăn đậu bắp cũng có tác dụng bôi trơn xương khớp. Cùng với nguồn vitamin K và folate, đậu bắp cũng có thể ngăn ngừa tình trạng mất canxi, phòng bệnh loãng xương giúp xương ngày càng chắc khỏe hơn, ổn định các khớp.

Làm đẹp da: Chất pectin trong đậu bắp tác dụng tăng cường độ đàn hồi cho da. Ăn đậu bắp thường xuyên có thể cải thiện tình trạng sức khỏe làn da, các chất chống oxy hóa trong nó giúp thanh lọc máu, loại bỏ tạp chất góp phần đẩy lùi mụn trứng cá. Ngoài cách sử dụng để ăn, bạn còn có thể nghiền nát đậu bắp sử dụng như một lớp mặt nạ bôi lên mặt để làn da trở nên sáng mịn hơn.

Bệnh hen suyễn: Hàm lượng vitamin C cùng với lượng chất chống oxy hóa có trong đậu bắp có khả năng giảm các vấn đề của đường hô hấp như bệnh hen suyễn. Chính vì vậy khi có các triệu chứng hen suyễn có thể sử dụng thêm đậu bắp để làm giảm triệu chứng của nó.

Giảm cân: Đậu bắp có hàm lượng chất xơ vô cùng dồi dào, bao gồm cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Chất xơ này có lợi cho công cuộc giảm cân. Cùng với ưu điểm lượng calories thấp khiến đậu bắp trở thành món ăn lý tưởng giúp kiểm soát cân nặng.

Ngăn ngừa khuyết tật thai nhi: Đây là công dụng đặc biệt ở đậu bắp nhờ chứa nhiều acid folic. Với các sản phụ, chất này có thể giúp phòng ngừa các bệnh như khuyết tật ống thần kinh. Acid folic còn rất cần thiết cho các chức năng của cơ thể giúp giảm tỷ lệ mắc phải các dị tật bẩm sinh ở thai nhi.

Với những thông tin trên chắc hẳn bạn đã có giải đáp cho câu hỏi "Đậu bắp có tác dụng gì?" rồi phải không.

Thanh Thanh (Tổng hợp)

Tin mới