Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Đằng sau cuộc tập trận hải quân chung Iran-Nga-Trung Quốc

(VTC News) -

Cuộc tập trận được coi là phản ứng của 3 quốc gia trước sứ mệnh hải quân do Mỹ lên kế hoạch để bảo vệ tự do hàng hải ở Vịnh Ba Tư.

Trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của Mỹ liên quan đến những bất đồng về chương trình hạt nhân, Iran muons tăng cường hợp tác quân sự với Nga và Trung Quốc, - theo kênh truyền hình Đức N-TV. Các nước bắt đầu tập trận hải quân chung tại Ấn Độ Dương. Theo các nhà quan sát, đây là một sự phô diễn sức mạnh rõ ràng mà đích hướng tới là phương Tây.

Iran, quốc gia đang phải chịu áp lực do xung đột với Mỹ trong lĩnh vực hạt nhân, bắt đầu tiến hành cuộc tập trận quân sự trên biển cùng với Nga và Trung Quốc. Bản chất của các bài diễn tập đầu tiên được thực hiện bởi lực lượng vũ trang của 3 nước này là đảm bảo an ninh ở phía bắc Ấn Độ Dương. Chương trình huấn luyện chiến thật sẽ được tiến hành trong cuộc tập trận kéo dài 4 ngày này - Phó Tư lệnh Hải quân Iran cho biết.

Khu trục hạm tên lửa dẫn đường "Guiyang" của Hải quân Trung Quốc. (Ảnh: DPA)

Theo các chuyên gia, cuộc tập trận quân sự trên biển này được coi là phản ứng của 3 quốc gia trước sứ mệnh hải quân do Mỹ lên kế hoạch để bảo vệ tự do hàng hải ở Vịnh Ba Tư. Trong những tháng qua, tình hình tại khu vực này xấu đi trầm trọng do Iran giữ tàu chở dầu Stena Impero của Anh suốt nhiều tháng - theo kênh truyền hình Đức. Ngoài ra, vào tháng 6, Iran còn bắn hạ một máy bay không người lái của Mỹ. Các cuộc tấn công khác nhằm vào tàu chở dầu vẫn chưa được điều tra.

Eo biển Hormuz là một trong những tuyến đường biển quan trọng nhất trên thế giới - N-TV nhấn mạnh. Nó kết nối Vịnh Ba Tư với Ấn Độ Dương. Phần lớn lượng dầu xuất khẩu của thế giới bằng đường biển đều đi qua eo biển này.

Đằng sau sự căng thẳng trong quan hệ giữa Tehran và Washigton là tranh cãi giữa hai nước trong lĩnh vực hạt nhân - kênh truyền hình Đức lưu ý. Người Mỹ cáo buộc chính phủ Iran đang nỗ lực tạo ra vũ khí hạt nhân. Trong khi đó, Iran phủ nhận điều này.

Năm 2018, Mỹ đơn phương rút khỏi thỏa thuận hạt nhân quốc tế, trong đó cấm Iran chế tạo bom nguyên tử và cùng với đó là chấm dứt sự cô lập chính trị và kinh tế đối với nước này.

Kể từ đó, chính phủ Mỹ luôn tích cực gây sức ép với chính phủ Tehran, thông qua các lệnh trừng phạt kinh tế đối với Iran, để có thể đạt được một thỏa thuận mới, cứng rắn hơn và mở rộng sang cả các lĩnh vực khác. Cho đến nay, Iran vẫn luôn tỏ ra không khoan nhượng trước áp lực này - kênh truyền hình Đức N-TV nhấn mạnh.

Văn Đức (Nguồn: N-TV)

Tin mới