Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Đang điều tra nghi vấn chuyển giá của Metro, Coca Cola

nghi vấn chuyển giá của Metro đang được các cơ quan chức năng điều tra nhằm làm rõ nghi vấn chuyển giá của Metro

Ông Nguyễn Đại Trí, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) cho biết, Tổng cục đang rà soát kiểm tra để làm rõ nghi vấn chuyển giá của Metro và Coca Cola.

Tại cuộc họp báo thường kỳ quý III/2015 của Bộ Tài chính chiều 2/10, ông Nguyễn Đại Trí cho biết, 9 tháng năm 2015, ngành thuế đã kiểm tra và phát hiện 1.600 doanh nghiệp trong nước có dấu hiệu chuyển giá. Tuy nhiên, việc kết luận doanh nghiệp chuyển giá cần phải rất thận trọng.


Đang điều tra nghi vấn chuyển giá của Metro, Coca Cola 

Đối với doanh nghiệp FDI, ông Trí cho biết, Tổng cục Thuế đang tiến hành rà soát, kiểm tra để làm rõ nghi vấn chuyển giá của Metro và Coca Cola.

"Hiện ngành thuế đã thành lập phòng thanh tra chống chuyển giá ở Tổng cục Thuế và một số Cục Thuế Hà Nội, TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương... Khi có kết quả cuối cùng, ngành thuế sẽ công bố thông tin", ông Trí khẳng định.

Liên quan đến nghi án chuyển giá của Metro, tháng 4/2015 Tổng cục Thuế đã ra thông báo yêu cầu Metro điều chỉnh giảm lỗ, giảm khấu trừ và truy thu thuế tổng cộng 507 tỷ đồng.

Trong đó, vi phạm lớn nhất là số tiền điều chỉnh giảm lỗ đối với các chi phí nhượng quyền thương mại, không phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, dự phòng giảm giá hàng tồn kho, trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi chưa bảo đảm các điều kiện, thủ tục lên tới 335 tỷ đồng.

Tiếp theo là 110 tỷ đồng điều chỉnh giảm khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào đối với khoản thu hỗ trợ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mãi từ các nhà cung cấp.

Còn lại 62 tỷ đồng là điều chỉnh thuế nhà thầu nước ngoài đối với các khoản chi phí bồi hoàn tiền lương trả cho công ty mẹ ở Đức, để trả cho các nhân viên nước ngoài làm việc tại Metro ở Việt Nam.

Trường hợp Coca Cola, doanh nghiệp này bắt đầu có mặt tại Việt Nam năm 1994 và chính thức trở thành doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài vào năm 1998, với vốn đầu tư 350 triệu USD và tổng công suất của 3 nhà máy gần 400 triệu lít Coca Cola một năm.

Tuy nhiên, kể từ khi xuất hiện tại Việt Nam Coca Cola luôn trong tình trạng không có lãi, và là nguyên nhân khiến đối tác Việt Nam không thể tiếp tục đầu tư mà quyết định chuyển nhượng phần vốn của mình cho Coca Cola.

Mặc dù doanh thu hàng năm vẫn tăng trưởng đều đặn, với mức tăng trưởng bình quân 24%, đặc biệt từ năm 2008 nhưng tính đến năm 2011, Coca Cola Việt Nam đã lỗ lũy kế tới 3.768 tỷ đồng, vượt cả số vốn đầu tư ban đầu.

Nguồn: bizlive

Nguồn:

Tin mới