Người dân Phnom Penh vội vã mua sắm vào đêm 14/4. Trước khi chính phủ thông báo chính thức, thông tin về việc phong tỏa thủ đô đã rò rỉ và lan truyền. (Ảnh: Reuters)
Người dân đổ đến siêu thị để mua thực phẩm. Theo Khmer Times, trong thời gian phong tỏa, người dân không được phép ra khỏi nhà, trừ trường hợp khẩn cấp. Mỗi gia đình chỉ được phép đi chợ không qua 3 lần một tuần, mỗi lần chỉ cho phép một hoặc 2 người ra ngoài. (Ảnh: Reuters)
Phần lớn cửa hàng tạp hóa, siêu thị và trung tâm mua sắm trong thành phố đều ở trong tình trạng quá tải. Các dịch vụ giao hàng trực tuyến cũng nhận lượng đơn đặt hàng rất lớn. (Ảnh: Reuters)
Người phát ngôn Bộ Y tế kiêm Quốc vụ khanh Or Vandine phải kêu gọi người dân bình tĩnh. Bà Vandine nói: “Mọi người nên bình tĩnh, hơn là đổ xô đến các chợ. Điều này gây ra tắc nghẽn và gia tăng rủi ro”. (Ảnh: Reuters)
Bà Or Vandine kêu gọi người dân "tin tưởng vào các biện pháp của chính phủ hoàng gia". "Việc phong tỏa sẽ không khiến mọi người không mua được lương thực”, bà nói. (Ảnh: Khmer Times)
Kệ hàng trống không tại một siêu thị ở Phnom Penh sau khi người dân đổ xô đi tích trữ thực phẩm vào đêm 14/4. Lệnh phong tỏa ở thủ đô Phnom Penh và tỉnh Takhmao diễn ra sau khi số ca nhiễm Covid-19 mới ở Campuchia tăng vọt trong những ngày gần đây. Ngày 14/4, nước này ghi nhận thêm 178 ca nhiễm mới, trong đó 149 bệnh nhân ở Phnom Penh. (Ảnh: Reuters)
Tính đến ngày 14/4, tổng số ca nhiễm Covid-19 ở Campuchia là 4.874. 36 bệnh nhân đã tử vong, theo Khmer Times. (Ảnh: Khmer Times)