Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Đại dịch Covid-19: Hơn 15% doanh nghiệp Việt phải cắt giảm quy mô sản xuất

(VTC News) -

Đại học Kinh tế Quốc dân công bố báo cáo Đánh giá tác động của Covid-19 đến nền kinh tế và Khuyến nghị chính sách ứng phó với dịch Covid-19.

 

Toàn cảnh buổi công bố báo cáo tác động từ Covid-19 đến nền kinh tế.

Nhóm tác giả gồm hơn 50 nhà khoa học, chuyên gia đầu ngành đã làm việc hết sức khẩn trương trong suốt thời gian từ lúc bắt đầu bùng phát dịch tại Việt Nam, phân tích cho đến nay, với khối lượng dữ liệu lớn từ các bộ, ngành của Việt Nam, các tổ chức quốc tế cùng hơn 500 doanh nghiệp.  

Tác động lớn đến doanh nghiệp

Báo cáo của Đại học Kinh tế Quốc dân cho biết: Tính đến 20/03, có trên 15% số doanh nghiệp phải cắt giảm quy mô sản xuất. Nếu ước tính số lao động bình quân 1 doanh nghiệp khoảng 25 người thì trong 2 tháng đã có khoảng 400.000 lao động bị ảnh hưởng do các doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh. Ước tính số lao động bị giảm giờ làm hoặc mất việc làm khoảng 440.000-880.000 người. Nếu dịch bùng phát, số lao động bị giảm giờ làm hoặc bị mất việc làm khoảng 880.000-1,32 triệu người.

 

Thống kê trong tháng 2/2020 cũng cho thấy, số người thất nghiệp nộp hồ sơ hưởng BHTN là trên 47.000 người, tăng 60% so với tháng 01/2020 và tăng 70% so với cùng kỳ năm ngoái (gần 28.000 người).  

Để đối phó với những khó khăn do tác động của đại dịch, các doanh nghiệp đã có các giải pháp cụ thể. 65,5% doanh nghiệp thực hiện cắt giảm chi phí hoạt động thường xuyên; 35,3% doanh nghiệp phải cắt giảm lao động; 34,0% phải cắt giảm lương nhân công lao động và 34,5% doanh nghiệp đã phải cho lao động nghỉ việc không lương; 44,7% doanh nghiệp cắt giảm qui mô sản xuất kinh doanh; 34,7% các doanh nghiệp lựa chọn tạm dừng hoạt động sản xuất kinh doanh để chờ qua thời kỳ khó khăn và 15,1% doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi hình thức sản xuất kinh doanh cho phù hợp với bối cảnh mới.

 

 

Các chuyên gia Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định: Với sự thay đổi của tâm dịch từ phía Trung Quốc sang các nước xhâu Âu, Mỹ và lan rộng sang các khu vực khác, tác động đến nền kinh tế Việt Nam sẽ mạnh hơn và thay đổi về cơ chế tác động từ phía đứt gãy nguồn cung ứng đầu vào sang chủ yếu là phía cầu.  

Dựa trên cơ sở các kịch bản về số ca nhiễm và cách ly tại Việt Nam, Báo cáo xây dựng một số mô hình định lượng nhằm dự báo sơ bộ tác động của đại dịch đến nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn sắp tới.

Theo đó, tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam khoảng 2,0 % so với cùng kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu. Dự kiến phục hồi từ quý III năm 2020.

VN-Index giảm khoảng 28% phục hồi ngay sau khi dịch được khống chế với mức xấp xỉ 20%.

Xuất khẩu giảm từ khoảng 25% trong quý II và phục hồi về mức chỉ 15% trong các quý sau của năm 2020.

Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu cũng dự báo tác động của dịch Covid-19 đến nhiều lĩnh vực của nền kinh tế với kịch bản thuận lợi nhất.

 

 

 

Khuyến nghị chính sách 

Một nội dung quan trọng của báo cáo là đã đề cập chi tiết và cụ thể về những khuyến nghị, chính sách, đặc biệt là những khuyến nghị nhằm gỡ khó cho cộng đồng doanh nghiệp.

Theo đó, các chuyên gia cho rằng việc ban hành các chính sách trong bối cảnh này cần đảm bảo các định hướng sau: Ưu tiên chính sách nên hướng vào việc đảm bảo an ninh lương thực và  sự lây lan của bệnh dịch.

Cải thiện khả năng thanh khoản, kéo dài khả năng chống đỡ của doanh nghiệp và đảm bảo an sinh xã hội. Đặc biệt quan tâm đến những khu vực dễ bị tổn thương như người lao động, các DNNVV trong ngắn hạn (đặc biệt tại nhữngngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất) nhưng đồng thời cũng cần tránh sự đổ vỡ của các doanh nghiệp lớn, đầu tầu để từ đó lan sang các khu vực khác.

Các chính sách kích thích tổng cầu chủ yếu thông qua tăng đầu tư của nhà nướcvào cơ sở hạ tầng. Tránh việc lạm dụng chính sách tiền tệ gây ra các bất ổn kinh tế vĩ môtrong dài hạn.

Hình thành rõ các gói chính sách hỗ trợ trong ngắn hạn và các gói chính sách giảicứu nền kinh tế trong dài hạn.

 

Từ đó, báo cáo đề xuất những nhóm giải pháp cụ thể:

NHNN trợ giúp trực tiếp về thanh khoản cho những ngân hàng cóhỗ trợ thiết thực và cụ thể đối với doanh nghiệp gặp khó khăn, thông qua đó trợ giúp thanh khoản cho hệ thống doanh nghiệp, đặc biệt là DNNVV bị ảnh hưởng bởi đại dịch.

Bổ sung thêm danh mục thứ 6 về các đối tượng được hưởng ưu tiênvề lãi suất trần trong điều 13, khoản 2, Thông tư 39/2016/TT-NHNN về Quy định hoạt động cho vay của TCTD: “Phục vụ lĩnh vực bị ảnh hưởng trực tiếp của đại dịch hoặcbiến đổi khí hậu”.

NHNN tăng cường các biện pháp ổn định tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn.

Các tổ chức tín dụng tận dụng cơ hội để phát triển thị trường, sản phẩm, kênh phân phối mới...

Với Bộ Tài chính, khuyến nghị được đưa ra là giảm, miễn một số loại thuế (thu nhập doanh nghiệp, giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân) với quy mô hợp lý, đẩy mạnh xúc tiến triển khai dịch vụ thuế điện tử.

Phối hợp với Bộ KHĐT có kế hoạch giải ngân chi tiết cụ thể các dựán, chương trình lớn; Ban hành tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công nguồn ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; có thểhoãn một số chương trình đầu tư chưa quan trọng; nâng hạn mức gói thầu được chophép chỉ định thầu. Đẩy mạnh triển khai việc đấu thầu qua mạng.

Ngoài sự hỗ trợ của Chính phủ, bảo hiểm xã hội thì báo cáo cũng nhấn mạnh đến nhóm giải pháp đến từ chính doanh nghiệp nhằm vượt qua thời kỳ khó khăn như tái cơ cấu, phát triển nguồn nguyên vật liệu trong nước, thay thế các nguồn nhập khẩu...

Lê Thịnh (Nguồn: ĐH Kinh tế Quốc dân)

Tin mới