Vụ ly hôn nghìn tỷ của cặp đôi quyền lực nhất "đế chế" cà phê Trung Nguyên đã chính thức đặt dấu chấm hết. Theo kết quả tòa án công bố thì tổng tài sản được phân chia có giá trị hơn 7.900 tỷ đồng (quy đổi từ cổ phần ra tiền), bà Lê Hoàng Diệp Thảo hưởng 3.245 tỷ đồng (40%) và ông Đặng Lê Nguyên Vũ được chia 4.687 tỷ đồng (60%).
Ngoài ra, bà Thảo còn sở hữu 7 bất động sản giá trị 375 tỷ đồng; tiền vàng ngoại tệ trị giá 1.764 tỷ đồng; toàn bộ tài sản tại Công ty Trung Nguyên International (Singapore) và hơn 1.318 tỷ đồng do ông Vũ thanh toán chênh lệch.
Sau 2 thập kỷ giữ vai trò một nội tướng của Trung Nguyên, bà Lê Hoàng Diệp Thảo hiện là chủ nhân của Trung Nguyên International - chủ thương hiệu King Coffee với doanh thu lên đến gần 1.500 tỷ/năm.
Đại gia Đặng Lê Nguyên Vũ còn lại gì?
"Vua cà phê" Đặng Lê Nguyên Vũ
Ông Đặng Lê Nguyên Vũ sở hữu toàn bộ số cổ phần đang ghi tên ông Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo tại các công ty trong Tập đoàn Trung Nguyên, tương đương số tiền trị giá khoảng 5.655 tỷ đồng (trong đó, phải thanh toán cho bà Thảo số tiền chênh lệch về giá trị tài sản thực nhận so với giá trị tài sản được chia là hơn 1.318 tỷ đồng).
Sau hơn 20 năm thành lập và lăn lộn trên thị trường, ông Đặng Lê Nguyên Vũ đã gây dựng cho mình một sự nghiệp thành công với khối tài sản khổng lồ. Ông được xem như một tượng đài của ngành cà phê Việt Nam.
Lược sử của một "đế chế" lừng danh
Trước đó, dựa theo báo cáo năm 2017, tổng tài sản của Trung Nguyên ở mức 5.696 tỷ đồng tại ngày 31/12/2017.
Trong đó, vốn tự có của Trung Nguyên sau nhiều năm tích luỹ chiếm phần lớn với 4.641 tỷ đồng. Điều đó cho thấy, chất lượng tài sản của Trung Nguyên là rất cao.
Lợi nhuận trước thuế của Tập đoàn Trung Nguyên lao dốc trong những năm gần đây.
Từ mức 768 tỷ đồng năm 2016 xuống 681 tỷ đồng năm 2017, tiếp tục "bốc hơi" một nửa còn 347 tỷ đồng năm 2018. Sang năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt mức 138 tỷ đồng.
Tập đoàn Trung Nguyên vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, nắm quyền kiểm soát và điều hành 6 doanh nghiệp trong hệ thống gồm: CTCP cà phê Trung Nguyên Đắk Lắk, CTCP hòa tan Trung Nguyên, CTCP Trung Nguyên Franchise, Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê và Công ty thương mại và dịch vụ G7.
Theo giả định, với số vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng, tương ứng 150 triệu cổ phiếu phổ thông (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu).
Với mức lợi nhuận bình quân khoảng 600 tỷ đồng/năm, lợi nhuận trên mỗi cổ phần của Trung Nguyên là 4.000 đồng.
Giả sử với mức định giá thông thường cho các doanh nghiệp cùng ngành với phương pháp giá trên thu nhập (PE) khoảng 20 lần thì mỗi cổ phần Trung Nguyên sẽ có giá 80.000 đồng/cổ phiếu.
Với giả định như vậy, giá trị của Tập đoàn Trung Nguyên sẽ được định giá ở mức khoảng 12.000 tỷ đồng (ở thời điểm năm 2019). Đây là đánh giá khi còn thiếu nhiều dữ liệu để có thể đánh giá toàn diện về giá trị của Tập đoàn này. Đặc biệt là định giá thương một thương hiệu có tuổi đời hơn 20 năm...
Đẳng cấp của đại gia
Ngoài việc kinh doanh, vị đại gia lừng danh cũng là người thích sưu tầm xe hơi là một trong những người sở hữu bộ sưu tập siêu xe khủng nhất Việt Nam cùng những cái tên quen thuộc như đại gia Minh Nhựa hay Cường Đô-la.
Bentley Bentayga ( ảnh minh họa)
Lamborghini Gallardo LP560-4 Spyder
Rolls-Royce Ghost
Aston Martin DB9 Coupe
Mercedes-AMG SLS Coupe
Range Rover SVAutobiography
Trong tổng số 40 siêu xe, có thể kể tới những chiếc xe như: Cặp đôi Aston Martin DB9 Coupe và Volante, cặp đôi Lamborghini Gallardo LP560-4 Spyder, McLaren 650S Spider màu trắng, Mercedes-AMG SLS Coupe, 2 chiếc SUV siêu sang Bentley Bentayga, 2 chiếc Rolls-Royce Ghost, 3 chiếc Range Rover SVAutobiography, Porsche Boxster, Lexus LX570, 2 chiếc Mercedes-Benz G-Class, Ferrari … với tổng trị giá hàng trăm tỷ đồng.