Nhập thông tin
  • Lỗi: Email không hợp lệ

Đóng

Đà Nẵng: Xây trung tâm hành chính xâm hại di tích quốc gia

(VTC News) - Đơn vị thi công Trung tâm hành chính TP Đà Nẵng đã cho máy đào sát vách tường thành và cây đa cổ thụ thuộc di tích Thành Điện Hải.

Chiều 11/3, Bảo tàng thành phố Đà Nẵng cho biết, ngày 10/3, đơn vị đã báo cáo đến cấp trên về việc đơn vị thi công công trình đường bao phía Tây tòa nhà hành chính thành phố Đà Nẵng đã cho máy đào, máy ủi đào sát vách tường thành di tích lịch sử quốc gia Thành Điện Hải, một di tích lịch sử cấp Quốc gia.

Hiện trường công trình thi công xâm hại đoạn tường thành di tích Thành Điện Hải

Hành vi đã gây hại đến hệ thống tường bao chân thành và cây đa cổ thụ khiến cả thành và cây đa cổ thụ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Và khiến đoạn tường thành có thể bị đổ sập bất cứ lúc nào khi có ngoại lực.
Cũng theo Bảo tàng thành phố Đà Nẵng, Sở VH-TT và DL Đà Nẵng đã có yêu cầu Ban quản lý dự án tòa nhà Trung tâm hành chính thành phố dừng thi công công trình đường bao phía Tây cho đến khi UBND TP Đà Nẵng có ý kiến điều chỉnh quy hoạch, trả lại lối đi bộ dọc thành để đảm bảo an toàn cho di tích và cây đa cổ thụ.
Thành Điện Hải được xây dựng lần đầu tiên dưới thời Gia Long thứ 12 năm 1813, trước là đồn Điện Hải, gần cửa biển Đà Nẵng. Năm 1823 Minh Mạng thứ 4 cho dời đồn Điện Hải vào bên trong đất liền, trên một gò đất cao, được xây bằng gạch và đến năm 1835 Minh Mạng thứ 15, đồn được đổi tên là thành Điện Hải.

Máy ủi được huy động để ủi sát chân tường di tích

Năm 1847 Thiệu Trị thứ 7, thành Điện Hải được mở rộng có chu vi 556m, cao hơn 5m, chung quanh là hào sâu 3m. Thành có 2 cửa, một cửa mở về phía Nam (cửa chính), một cửa mở về phía Đông. Trong thành có hành cung, có kỳ đài, các cơ sở chứa lương thực, đạn dược, thuốc súng và được trang bị 30 ụ súng đại bác cỡ lớn. Thành xây bằng gạch theo đề án thiết kế kiểu Vauban, hình vuông. 
Thành Điện Hải là đồn lũy quan trọng góp phần đánh bại cuộc tấn công của thực dân Pháp vào Đà Nẵng những năm 1858-1860. 
Gần 200 năm trước, những khẩu thần công này cùng với đội quân triều Nguyễn, dưới sự chỉ huy của danh tướng Nguyễn Tri Phương, đánh lui hàng chục đợt tấn công của quân Pháp ngay tại cửa sông Hàn. Súng thần công được bố trí trên các ụ súng, quay mặt ra phía biển sẵn sàng nghênh chiến với tàu địch.
Ngày 16/11/1988 thành đã được Bộ Văn hóa - Thông tin xếp hạng là di tích lịch sử quốc gia và được gắn bia di tích ngày 25/8/1998.
Nguồn:

Tin mới